Sinh viên nên bước ra vùng an toàn

Vừa qua hội thảo LOG IN MY BROWSER đã mang tới cho sinh viên Đại học FPT nhiều bài học quý giá. Chương trình do VOIS Việt Nam (Tổ chức phi chính phủ dành cho học sinh, sinh viên) phối hợp với trường Đại học FPT tổ chức.

Hội thảo LOG IN MY BROWSER do VOIS Việt Nam (Tổ chức phi chính phủ dành cho học sinh, sinh viên) phối hợp với trường Đại học FPT tổ chức.

Chương trình có sự tham dự của thầy Thân Văn Sử – trưởng Ban Đào tạo – trường Đại học FPT, ông YoungTae Kim – Giám đốc VOIS Việt Nam, anh Lư Cẩm Toàn – đại diện công ty Marutou Compack tại Việt Nam – cựu sinh viên Đại học FPT, chị Nguyễn Thị Thu Hương –  Migrant Service Assistant – Tổ chức di cư Quốc tế IOM – cựu sinh viên Đại học FPT và chị Nguyễn Huỳnh Phương An – Phát triển Kinh doanh và Truyền thông – VOIS Việt Nam.

Tại đây, các diễn giả đều cho rằng trong bối cảnh hội nhập, sự dịch chuyển là điều tất yếu. Sinh viên cần chủ động bước ra vùng an toàn. Đây không chỉ là cơ hội để học hỏi và có thêm những trải nghiệm mới mà còn khẳng định tuổi trẻ rực rỡ của bản thân.

Anh Lư Cẩm Toàn kể về câu chuyện thay đổi và thích nghi môi trường sống tại Nhật Bản.

Tốt nghiệp Đại học FPT và hiện là đại diện Công ty Marutou tại Việt Nam, anh Lư Cẩm Toàn kể về câu chuyện thay đổi môi trường sống. Đó là rất nhiều bỡ ngỡ khi mới vừa kết thúc thời sinh viên đã sang làm việc kỹ sư cầu nối tại Nhật Bản, sau đó gắn bó với đất nước mặt trời mọc 2 năm. Người Nhật có niềm tự hào dân tộc rất lớn, những ngày đầu khá khó khăn khi bắt nhịp với nền văn hóa mới. Từ việc đi đứng, ăn mặc… đều khá tỉ mẩn. 2 năm ở Nhật đem lại cho mình nhiều kỉ niệm – anh Toàn cho biết.

“Trong quá trình học tại trường Đại học FPT, bên cạnh giáo trình Tiếng Anh, mình cũng như nhiều bạn sinh viên khối ngành Công nghệ Thông tin được học thêm về Tiếng Nhật. Điều này làm cho việc thích nghi với một quốc gia chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ như Nhật Bản trở nên dễ dàng hơn” – anh Toàn kể.

“Nhiều bạn trẻ nghĩ rằng thích một nơi nào đó là xách balo lên và đi nhưng thực sự không hề đơn giản vì để có một chuyến đi cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Trong đó, ngôn ngữ là nền tảng. Bạn sẽ không thể làm được gì nếu không thể giao tiếp. Vì vậy, ở trên giảng đường cần trau dồi vốn ngoại ngữ” – chị Nguyễn Thị Thu Hương – Migrant Service Assistant – Tổ chức di cư Quốc tế IOM bổ sung. Chị Hương từng là thủ khoa khối ngành Kinh tế tại trường Đại học FPT. Tại Đại học FPT, ngoài việc sử dụng hoàn toàn giáo trình Tiếng Anh giúp nâng cao khả năng giao tiếp, sinh viên khối ngành Kinh tế sẽ học thêm tiếng Trung Quốc. 2 ngoại ngữ sẽ giúp sinh viên thích nghi với các môi trường làm việc nhanh chóng.

Trong khi đó, chị Nguyễn Huỳnh Phương An – Phát triển Kinh doanh và Truyền thông – VOIS Việt Nam kể về những tháng thực tập tại Phần Lan.

Trong khi đó, chị Nguyễn Huỳnh Phương An – Phát triển Kinh doanh và Truyền thông – VOIS Việt Nam kể về những tháng thực tập tại Phần Lan. Chị An cho biết trong 3 tháng thì mất khoảng 1 tháng để thích nghi. “Các bạn không chỉ học mà còn phải chọn một môi trường rèn luyện Tiếng Anh chuẩn mực. Từ đó có thể phát âm đúng bởi vì nếu phát âm sai thì nói không ai hiểu mà người khác nói mình cũng không hiểu vì đã mặc định từ đó phải phát âm khác. Việc sử dụng Tiếng Anh hằng ngày như việc học ở Đại học sẽ giúp bản thân nâng cao năng lực ngôn ngữ”.

Nhiều bạn sinh viên còn thắc mắc về quá trình dịch chuyển toàn cầu đã được giải đáp tại hội thảo.

Ngôn ngữ là chìa khóa giao tiếp cũng là hành trang để có thể dịch chuyển toàn cầu. Bên cạnh đó, các diễn giả cũng chính là những bạn trẻ thuộc thế hệ 9X này bật mí, một trong những điểm khiến họ trở nên nổi bật khi đó chính là kỹ năng mềm. Ông YoungTaeKim – Giám đốc VOIS Việt Nam nhấn mạnh trong kỹ năng mềm, teamwork cũng là một phần rất quan trọng. Khi bạn tạo ra giá trị cho cả nhóm thì đó cũng khẳng định giá trị của bạn.

Ông YoungTaeKim – Giám đốc VOIS Việt Nam tặng giấy chứng nhận cho hai cựu sinh viên Đại học FPT.

HaNa