Mỗi năm, Việt Nam có hơn 400.000 SV tốt nghiệp đại học ra trường. Dự báo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, trong năm 2017 sẽ có khoảng 200.000 cử nhân thất nghiệp, đó là con số đáng báo động!
1 tấm bằng đại học chưa đủ làm nên tấm vé thông hành
Cầm trong tay tấm bằng cử nhân của 1 trường danh giá những tưởng sẽ tìm được một công việc ưng ý, nhưng năm lần bảy lượt đều bị các nhà tuyển dụng từ chối. Ngán ngẩm với điệp khúc xin việc, Thanh Hương (Cao Bằng) đành nộp hồ sơ vào làm công nhân KCN Bắc Ninh. Hai lần đầu Hương để bản sao bằng tốt nghiệp ĐH trong tập hồ sơ và… bị đánh trượt trong khi những người chỉ học hết cấp 3 lại được tuyển dụng. Quá ấm ức, Hương tâm sự với mấy người bạn đang làm ở khu công nghiệp. “Mọi người mách nước là chỉ nên để bằng cấp 3 thôi. Thế là mình đành ngậm ngùi thử trong nỗi chán nản. Và kết quả mình được nhận vào làm công nhân. Tấm bằng cử nhân đành xếp xó”. Đó tưởng chừng chỉ là câu chuyện đơn lẻ, cá biệt nhưng thực sự nó lại là câu chuyện của hàng ngàn sinh viên mới ra trường.
Vậy đâu là lý do SV mới ra trường “ế việc” từ phía các nhà tuyển dụng để có sự chuẩn bị chu đáo cho tương lai.
Thiếu kỹ năng mềm
Nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm tới việc thành tích học của bạn mà họ rất quan tâm tới những kỹ năng mềm. Việc bạn sẽ hoà nhập môi trường mới ra sao? Cách giao tiếp với mọi người, kỹ năng thuyết trình, đàm phán, quản lý thời gian, làm việc nhóm… như thế nào?
TS Nguyễn Lê Minh – nguyên Phó Vụ trưởng, Phó ban chương trình quốc gia về vấn đề việc làm chia sẻ: “Việc thiếu kỹ năng xin việc của các bạn trẻ thể hiện rõ nhất ở sự bị động trong công cuộc tìm việc”
Chị Trần Thùy Linh – GĐ nhân sự công ty CP Eway chia sẻ: “Nhiều bạn dù bảng điểm không quá ấn tượng nhưng lại tham gia nhiều hoạt động phong trào, khả năng ăn nói lưu loát, sức thuyết phục cao, có khiếu hài hước… khả năng hoà nhập môi trường mới tốt hơn, ngần ấy đã đủ để hạ gục những tấm bằng, điểm số đẹp nhưng ăn nói lí nhí, không chủ động, hỏi gì đáp nấy”.
“Quan trọng nhất là thái độ của các bạn với công việc mà mình ứng tuyển. Các bạn SV mới ra trường thường hay gặp phải các lỗi như không tìm hiểu thông tin của nhà tuyển dụng, không có mục tiêu nghề nghiệp và kỹ năng mềm không tốt”- Chị Vũ Ngọc Tuyết, Giám đốc Công ty Headhunter cho biết.
Tiếng Anh hạn chế
Tiếng Anh – một yêu cầu từ nhà tuyển dụng luôn khiến rất nhiều ứng viên hoảng hốt. Tú Anh (Nghệ An) định nộp đơn vào vị trí chuyên viên nhân sự nhưng do phía công ty đòi hỏi tiếng Anh lưu loát nên thôi, lại cố gắng tìm kiếm công ty khác: “Mệt nhất là giờ đa số các công ty đều bắt buộc trình độ tiếng Anh, trong khi mức tiếng Anh của mình lại lẹt đẹt nên không tự tin ứng tuyển”.
Có 1 trường học… 96% SV ra trường nói không với thất nghiệp
Khái niệm “thất nghiệp” chưa bao giờ có trong từ điển của SV ĐH FPT. Bên cạnh việc học trên giảng đường, SV được tham gia các hoạt động phòng trào từ hơn 40 CLB, được đăng ký các kỳ thực tập tại doanh nghiệp, công ty ngay từ năm thứ 3 và được làm việc như những nhân viên thực thụ.
SV ĐH FPT thông qua những hoạt động phong trào đã rèn luyện, tích luỹ cho mình nhiều kỹ năng mềm
Trường cũng tổ chức nhiều hội thảo tuyển dụng với nhiều công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tham gia các sự kiện này, SV có cơ hội tìm kiếm các kỳ thực tập có lương và việc làm sau này. Ngô Quang Khánh (cựu SV ĐH FPT) cực ấn tượng: “Dù mình đã ra trường, có công việc ổn định, lương cao tại một tập đoàn nổi tiếng ở Nhật Bản nhưng hàng ngày vẫn nhận được thông tin việc làm từ ĐH FPT. Mình thấy đây là một điểm cực kỳ tốt mà nhà trường dành cho SV”.
Đỗ Xuân Việt, SV ĐH FPT thông qua hội thảo tuyển dụng đã liên tiếp “săn” được 2 khoá thực tập có lương tại các công ty nổi tiếng về CNTT của Nhật Bản như công ty Aiesec và Scoville.
Việt cho biết những lần thực tập như thế này cậu tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm thực tế, và giúp cho CV của mình thêm hoàn thiện khi đi xin việc sau này.
Hay như trường hợp Bùi Quang Anh (SV ĐH FPT) năm thứ 3 ĐH, mạnh dạn ứng tuyển vào Heineken thực tập. Kiến thức chuyên ngành tốt, cùng kinh nghiệm “chinh chiến” qua hàng loạt hoạt động phong trào trong trường, đã giúp Quang Anh lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng. Sau khi tốt nghiệp, 9X này nhanh chóng được quản lý các dự án lớn phát triển thương hiệu, làm việc cùng nhiều đối tác trên toàn thế giới của Heineken.
Đó là “trái ngọt” cho những nỗ lực của một bộ phận giới trẻ dám dấn thân vào môi trường học tập khác biệt để tìm kiếm thành công. Những gương mặt đã góp phần tạo nên những con số ấn tượng về tỷ lệ việc làm của ĐH FPT: 96% SV có việc làm sau khi tốt nghiệp, 19% SV làm việc tại các quốc gia phát triển: Đức, Nhật, Mỹ, Singapore…
Hotline: 0984471866. Hạn đăng ký: 12/8/2017. Thông tin chi tiết vui lòng xem tại website daihoc.fpt.edu.vn.
Vietnamnet