Thực tế “ít ai ngờ” về ngành Trí Tuệ Nhân Tạo tại Việt Nam

Trí tuệ nhân tạo được mệnh danh là ngành học của tương lai bởi những triển vọng đáng mong đợi của nó. Đặc biệt trong kỷ nguyên số, máy tính đã phát triển thành siêu máy tính, công nghệ len lỏi vào từng ngành nghề. Mặc dù có mức lương được đánh giá rất “khủng”, nhưng nguồn nhân lực ngành này hiện nay chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu thị trường.

Trí tuệ nhân tạo là thành tựu đỉnh cao của Cách mạng Công nghiệp 4.0. (Ảnh minh họa)

Nhân lực “cung không đủ cầu”

Theo báo cáo của Analytics Insight, thị trường toàn cầu về Trí tuệ nhân tạo sẽ tăng 42.8 tỷ USD năm 2019 lên 152.9 tỷ USD năm 2023. Còn báo cáo từ IBM, Forbes, 3/5 nghề trả lương cao nhất đều liên quan Khoa học dữ liệu và Al. Cơ hội việc làm dồi dào của ngành này tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, riêng tại Bắc Mỹ, số lượng việc làm ước tính sẽ đạt ngưỡng 1,928,658 vào năm 2023.

Mặc dù nhận được sự quan tâm của rất nhiều người trên thế giới, nhưng thực chất chỉ có 10.000 người thực sự có chuyên môn về lĩnh vực này, đủ thấy ngành AI đang “khát” nhân lực chất lượng cao thế nào. Tại Việt Nam, nhân lực AI hiện cũng chỉ đáp ứng 10% nhu cầu thị trường.

Gần như mọi sinh viên ngành này đều được vô số tập đoàn săn đón kèm theo lời mời có mức lương thuộc hàng “khủng”. Cơ hội du học, làm việc tại các tập đoàn nước ngoài có thể nói là vô cùng rộng mở.

Lương cao chót vót

Ngoài ra, điểm thu hút nhất của ngành Trí tuệ nhân tạo chính là mức lương siêu cao sau khi ra trường, cho dù ở bất kì quốc gia nào.

Theo Báo cáo thị trường nhân lực ngành công nghệ thông tin (CNTT) năm 2019 của Tập đoàn nhân sự Navigos, mức lương trung bình của nhóm kỹ sư phát triển phần mềm liên quan AI là 1.844 USD/tháng (tương đương 43 triệu đồng). Nhân lực trong ngành AI còn nhận các chế độ ưu đãi khác như thưởng lương tháng 13, thưởng tết, thưởng theo các dự án…

Mức lương của kỹ sư AI luôn đứng top.

Mặc dù trả mức lương khá cao nhưng các doanh nghiệp vô cùng khó khăn trong tuyển dụng, nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin được đánh giá ngày càng tăng cao.

Tốt nghiệp chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo ra làm gì?

Một sinh viên ngành khoa học dữ liệu có kiến thức khá đa dạng: từ toán thống kê, lập trình, học máy tính hay trí tuệ nhân tạo cho đến kiến thức chuyên ngành ứng dụng. Tham gia vào khoa học Trí tuệ nhân tạo, tức là bạn đã đặt được một chân vào thế giới của tương lai. Người học Trí tuệ nhân tạo mang sứ mệnh hiện thực hóa giấc mơ, biến những điều không thể thành có thể, những điều chưa có thành vật hiện hữu trong đời sống.

Sinh viên chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo có cơ hội việc làm đa dạng với mức lương hấp dẫn ở các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức với một số vị trí điển hình như:

– Kỹ sư phát triển ứng dụng AI
– Kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa, robot
– Kiến trúc sư dữ liệu
– Chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu, giảng dạy về trí tuệ nhân tạo

Học ngành Trí tuệ nhân tạo ở đâu?

Để bắt kịp nhu cầu thị trường lao động chất lượng cao, một số trường đại học đã bắt đầu mở thêm chuyên ngành đào tạo AI, trong đó có Đại học FPT.

Sinh viên Đại FPT sẽ được thụ hưởng nền tảng công nghệ tiên tiến trong dạy và học. Ngoài kiến thức nền tảng rộng lớn trong lĩnh vực khoa học máy tính bao gồm: cơ sở toán học, vật lý, điện tử, cấu trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình phần mềm, dữ liệu, giải thuật, sinh viên sẽ được nghiên cứu và thực tập các hướng chuyên sâu trong chuyên ngành Khoa học máy tính thuộc lĩnh vực trí tuệ nhân tạo như hệ chuyên gia, tương tác người – máy và ứng dụng trong các môi trường như hệ đa phương tiện; xử lý hình ảnh, âm thanh; phân tích dữ liệu lớn…

Đại học FPT tuyển sinh ngành Trí tuệ nhân tạo đối với các thí sinh thuộc TOP50 SchoolRank (50% thí sinh có năng lực học tập tốt nhất cả nước).

Sinh viên học Trí tuệ nhân tạo AI tại Đại học FPT có lợi thế gì?

Theo Afamily.vn