2 nhóm ngành học “lên như diều gặp gió” sau COVID-19

Đại dịch COVID-19 khiến nhiều ngành “lỗi mốt” có khả năng tạo ra nhiều cơ hội việc làm tốt cho các bạn trẻ.

Ngành công nghệ thông tin

Từng là ngành nghề thời thượng những năm 90, Công Nghệ Thông Tin khi ấy được cho là nơi quy tụ những nhân sự hiện đại, tài năng, kiếm ra tiền.

Đến thời COVID-19, công dân toàn cầu phải cách ly hoặc thực hiện giãn cách xã hội. Thứ duy nhất kết nối họ với nhau và với thế giới lúc này là những chiếc điện thoại hoặc máy tính có các phần mềm phục vụ làm việc, học tập, mua sắm, trò chuyện trực tuyến.

Và hơn lúc nào hết, giờ đây, các thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin trở thành điều kiện thiết yếu của con người. Các kỹ sư phần mềm, những nhà thiết kế website, làm an ninh mạng… bận rộn gấp nhiều lần với nhiều dự án mới trong những ngày dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Họ chỉ cần ngồi ở nhà, với một máy tính kết nối mạng và cả thế giới phải chờ đợi những sản phẩm do họ làm ra. Sau COVID-19, nhiều người nhận ra sức mạnh của công nghệ thông tin và sức hấp dẫn của ngành này “nóng” trở lại.

Nhiều bạn trẻ chọn học Công nghệ thông tin ở ĐH FPT vì môi trường đào tạo khác biệt, tiệm cận với công nghệ giáo dục quốc tế, mở ra nhiều cơ hội việc làm sau đại dịch.

Bạn trẻ có rất nhiều lựa chọn khi muốn theo đuổi ngành công nghệ thông tin ở nước ta hiện nay. Trong đó, ĐH FPT là lựa chọn của nhiều thí sinh mong muốn môi trường đào tạo kiểu mới, chú trọng kiến thức chuyên ngành cập nhật xu hướng của thế giới, ngoại ngữ và kỹ năng mềm.

ĐH FPT có nhiều chuyên ngành như Kỹ thuật phần mềm, Thiết kế đồ hoạ, An ninh an toàn thông tin… thuộc ngành Công nghệ thông tin. Điều kiện tuyển sinh của trường phù hợp với sức học của nhiều bạn trẻ có đam mê với ngành học này. Ngoài ra, học bổng và các hoạt động ngoại khoá cũng là điểm cộng mà nhiều thí sinh yêu thích khi chọn lựa trường.

Ngành thương mại điện tử

Những sàn thương mại điện tử đầu tiên ra mắt người tiêu dùng Việt Nam vào những năm 90. Có lẽ, đó chưa phải thời điểm “vàng” cho mua sắm trực tuyến khi mức sống của người dân chưa cao, thói quen “ra chợ mua cho nhanh” vẫn còn in đậm trong suy nghĩ.

Từ start-up đến doanh nghiệp lớn, nhiều dự án thương mại điện tử mở ra nhanh chóng và đóng lại trong lặng lẽ. Những doanh nghiệp kiên trì với mô hình này có thể kể đến như Tiki, tồn tại đến nay nhưng cũng qua nhiều lần gọi vốn, thay đổi mô hình kinh doanh.

Khi đơn hàng mua sắm trực tuyến tăng mạnh, ngành thương mại điện tử cần nhiều nhân sự làm kinh doanh, chăm sóc khách hàng…

Thương mại điện tử nở rộ khi COVID-19 diễn biến phức tạp. Người tiêu dùng chọn mua sắm online để tránh đến nơi đông người, giảm nguy cơ nhiễm bệnh và thực hiện quy định giãn cách xã hội. Theo thống kê, các sàn thương mại điện tử tăng trưởng ít nhất 20%, cá biệt lên tới 150% so với cùng ký năm 2019.

Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong ngành cũng tăng cao so với thời gian trước Covid với nhiều vị trí như phát triển kinh doanh, vận hành hệ thống, chăm sóc khách hàng…

Bạn trẻ yêu thích thương mại điện tử có thể lựa chọn ngành Quản Trị Kinh Doanh tại Đại học FPT. Ra trường, sinh viên ngành này có cơ hội việc làm ở nhiều lĩnh vực chuyên môn, cũng như được định hướng khởi nghiệp ngay khi còn trên ghế nhà trường.

Theo VTC News