Trong những năm trở lại đây, sự bùng nổ của Công nghệ thông tin dẫn đến nguồn nhân sự chất lượng cho ngành này ngày càng “khan hiếm”. Vì thế, Công nghệ thông tin trở thành ngành học nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ bởi cơ hội việc làm rộng mở và tiềm năng phát triển với mức thu nhập vô cùng hấp dẫn. Bài viết này, Đại học FPT sẽ chỉ ra cho bạn 5 lý do nên học ngành Công nghệ thông tin. Và ngành Công nghệ thông tin học trường nào?
Nội dung bài viết
5 Lý do nên học ngành Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (CNTT) là ngành học luôn được chú trọng phát triển nhằm thúc đẩy khoa học công nghệ và nền kinh tế nước nhà. Dưới đây là 5 lý do vô cùng hấp dẫn mà bạn nên học ngành Công nghệ thông tin:
Ngành học luôn được tiếp cận nguồn tri thức mới
Công nghệ thông tin là một trong những ngành có sự thay đổi liên tục. Khi theo học và làm việc trong lĩnh vực này, bạn sẽ luôn được cập nhật những kiến thức mới nhất, những phương pháp và công nghệ hiện đại nhất. Qua đó, giúp bạn nắm bắt được các xu thế mới nhất, phát huy tối đa năng lực và kiến thức bản thân.
Ngành học có mức thu nhập vô cùng hấp dẫn
Không chỉ giúp bạn có được những kiến thức chuyên sâu, mà đây còn là ngành học có mức thu nhập vô cùng hấp dẫn sau khi ra trường. Hiện nay, CNTT là một trong những ngành có thu nhập cạnh tranh nhất tại Việt Nam. Nằm trong danh sách TOP 10 ngành học có mức lương lý tưởng nhất.
Ngành học với cơ hội việc làm rộng mở
Thời đại 4.0, mọi hoạt động, lĩnh vực đều liên quan đến công nghệ kéo theo sự gia tăng không ngừng nhu cầu về nhân sự. Thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp, công ty đang ở trong tình trạng thiếu hụt nhân sự trầm trọng cho ngành này. Cho nên, khi theo học ngành CNTT sẽ giúp bạn có cơ hội việc làm ngay từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó, cơ hội thăng tiến cũng là rất cao không chỉ doanh nghiệp trong nước mà cả ở nước ngoài.
Ngành học vô cùng năng động và sáng tạo
Công nghệ thông tin là một ngành học sáng tạo và năng động. Môi trường làm việc trong lĩnh vực này rất đa dạng và nhân sự trong ngành hầu hết đều là những người trẻ đầy tài năng, hoài bão và khát vọng. Khi được làm việc trong một cộng đồng như thế, bạn sẽ có thể phát huy hết những tiềm năng và năng lực vốn có của bản thân. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi giúp bạn thỏa sức sáng tạo và lên ý tưởng.
Tạo cơ hội để phát huy và khẳng định bản thân
Có thể nói, CNTT là một trong những ngành nghề có tính cạnh tranh cực kỳ gay gắt và tính đào thải vô cùng khốc liệt. Bởi đây là một lĩnh vực có tốc độ phát triển rất nhanh và hội tụ rất nhiều những trí tuệ siêu việt trên thế giới. Chính vì vậy, để có thể đứng vững được trong lĩnh vực này, bạn cần nắm vững kiến thức, thành thạo trong thực hành và nhạy bén với sự thay đổi không ngừng của công nghệ.
Ngành Công nghệ thông tin thi khối nào?
Hiện nay, có rất nhiều trường đại học tuyển sinh ngành CNTT. Nếu ban đang có cho mình định hướng theo học ngành này thì đầu tiên bạn cần tìm hiểu khối thi của ngành. Để theo học ngành CNTT tại Đại học FPT bạn có khá nhiều lựa chọn về khối thi. Cụ thể:
- Khối A: Tổ hợp 3 môn Toán – Vật Lý – Hóa học
- Khối A1: Tổ hợp 3 môn Toán – Vật Lý – Tiếng Anh
- Khối D01: Tổ hợp 3 môn Toán – Ngữ Văn – Tiếng Anh
- Khối D90: Tổ hợp 3 môn Toán – Tiếng Anh – KHTN
Xu hướng phát triển của ngành Công nghệ thông tin
Trong tương lai ngành Công nghệ thông tin có triển vọng phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Ở phương diện sản xuất, CNTT sẽ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình khi phối hợp với các ngành kỹ thuật vận hành các hệ thống máy móc, tăng năng suất, tiết kiệm thời gian và chi phí. Còn ở phương diện quản lý, CNTT sẽ giúp con người thu thập, phân tích, xử lý, sao lưu các dữ liệu công việc một cách hiệu quả.
Big data, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, thương mại điện tử,… được cho là những mảng nổi bật sẽ phát triển trong tương lai. Xu hướng này bắt nguồn từ chính thực tiễn đời sống xã hội và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Mức lương “khủng” của ngành Công nghệ thông tin
Với nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân sự chất lượng ngày càng gia tăng, lương thưởng của các vị trí IT luôn nằm ở mức lương “khủng” vô cùng hấp dẫn.
Theo thống kê của TopDev tại các công ty phần mềm Việt Nam cho thấy, mức lương của những lập trình viên mới vào nghề ở trong khoảng 300-400 USD/tháng. Còn với lập trình viên có kinh nghiệm mức lương ở trong khoảng 700-1.400 USD/tháng.
Nhóm có thu nhập cao nhất là full stack developer (FSD) khoảng 1.400-1.600 USD/tháng. Bởi họ cần tổng thể các kỹ năng về hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, web server… Thực hiện được mọi việc từ nhận yêu cầu của khách hàng như là phân tích, đề xuất, thiết kế, lập trình, sửa lỗi, triển khai, bảo trì…. Đồng thời, họ cũng luôn sẵn sàng đón nhận những cơ hội và thách thức.
Ngành Công nghệ thông tin tại Đại học FPT có gì đặc biệt?
Lịch sử ngành Công nghệ thông tin tại về ngành tại trường
Ngành Công nghệ thông tin học trường nào? Trường Đại học FPT là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Đây là ngành học có tiếng và lâu đời nhất, gắn liền với trường ngay từ những ngày đầu thành lập. Với mong muốn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao về CNTT cho các tập đoàn trên toàn cầu và các doanh nghiệp trong nước.
Đến với Đại học FPT, bạn có thể lựa chọn theo học một số chuyên ngành hot về công nghệ như: Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin, Thiết kế mỹ thuật số. Điều thu hút nhiều sĩ tử muốn học tại Đại học FPT không chỉ vì trường có không gian đẹp, dịch vụ tốt mà còn ở hình thức đào tạo. Chương trình học của luôn được định hướng khoa học, sát với thực tế và được xây dựng theo tiêu chuẩn mới.
- Chương trình đào tạo gắn liền với nhu cầu doanh nghiệp, thực tập từ năm 3 tại các đối tác của ĐH FPT. Sinh viên có thời gian thực tập 4-8 tháng với dự án thực trong và ngoài nước.
- Giáo trình nhập khẩu từ các nhà xuất bản và trường ĐH nổi tiếng trên thế giới để cập nhật kiến thức.
- Sinh viên được trang bị 2 ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật.
- 100% sinh viên có cơ hội du học ngắn hạn để trau dồi ngoại ngữ và trang bị phông nền văn hoá cũng như cơ hội việc làm quốc tế sau này, 66% chương trình đào tạo là thực hành thực tế… 98% sinh viên có việc trong vòng 6 tháng tốt nghiệp.
- Sinh viên có nhiều cơ hội tiếp cận với việc làm trong quá trình học như ngày hội việc làm Job fair, Company trip, tuyển dụng ngay trong kỳ bảo vệ đồ án, những buổi workshop tuyển dụng của doanh nghiệp tại trường, đặc biệt là học kỳ thực tập tại doanh nghiệp On the job tranning – OJT.
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin ở Đại học FPT được thiết kế dựa trên tham khảo gợi ý chương trình của Hiệp hội máy tính (Association for Computing Machinery-ACM), các trường hàng đầu của Mỹ và các chuyên gia phần mềm trong các tổ chức và doanh nghiệp lớn. Sinh viên học theo giáo trình nhập khẩu 100% từ nước ngoài.
Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội trao đổi, học tập tại nước ngoài từ năm thứ 2. Đại học FPT luôn chú trọng đến việc quốc tế hóa trong định hướng giáo dục của mình. Minh chứng rõ ràng nhất cho điều này là sự có mặt của 19 quốc gia và nền văn hóa khác nhau ở Đại học FPT.
Điều kiện tuyển sinh vào Công nghệ thông tin tại Đại học FPT
Dưới đây là những phương thức tuyển sinh và điều kiện trúng tuyển ngành CNTT tại Đại học FPT:
- Xét tuyển thẳng: Thí sinh thuộc diện được xét tuyển thẳng trong Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ GD&ĐT năm 2022.
- Xét theo điểm thi THPT: Đạt xếp hạng Top 40 theo điểm thi THPT năm 2022 (chứng nhận thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2022) và Điểm theo khối đăng ký đạt từ trung bình trở lên (15*/30 điểm).
- Xét theo học bạ THPT: Đạt xếp hạng Top 40 theo học bạ THPT năm 2022 (chứng nhận thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn).
Phương thức tuyển sinh khác:
- Tốt nghiệp THPT ở nước ngoài
- Tốt nghiệp Đại học
- Sinh viên chuyển trường từ các trường đại học thuộc Top 1000 trong 3 bảng xếp hạng gần nhất: QS, ARWU và THE hoặc các trường đạt chứng nhận QS Star 5 sao về chất lượng đào tạo.
- Đạt 90/150 điểm trở lên trong kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022 và 670/1200 điểm trở lên trong kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM năm 2022.
Các tố chất cần có để học ngành Công nghệ thông tin
Theo học ngành Công nghệ thông tin tại Đại học FPT. đòi hỏi người học phải có sự đam mê mãnh liệt với nghề, bởi đây là ngành học không hề dễ. Hơn nữa, người học còn phải trang bị cho mình những kỹ năng: kỹ năng phân tích, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng logic,….
- Cẩn thận: Khi theo học CNTT, người học sẽ làm quen với lập trình và những dòng code rất dài. Vì thế, CNTT đòi hỏi người học sự tỉ mỉ, chỉnh chu và cẩn thận. Bởi mỗi một sai lệch trong quá trình code, đều có thể dẫn đến những kết quả khác nhau, và việc tìm ra lỗi, “fix” lỗi giữa hàng trăm dòng “bug” dễ làm cho lập trình viên cảm thấy mệt mỏi.
- Kiên trì và nhẫn nại: Trong quá trình phân tích và giải các thuật toán hóc búa, người học CNTT rất cần sự nhẫn nại, kiên trì, từ việc phân tích các dữ liệu, hoạch định chiến lược, cho đến khi code và trải qua rất nhiều lần kiểm thử. Để cho ra đời được một sản phẩm công nghệ thông tin gần như hoàn hảo, là hàng giờ liền dính liền với chiếc laptop.
- Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức: Sự thay đổi và phát triển không ngừng qua từng giờ từng phút là đặc trưng của ngành CNTT. Đồng thời, các nhà cung cấp phần cứng và phần mềm sẽ liên tục nâng cấp sản phẩm của họ. Do đó, những công nghệ mới phát minh sẽ nhanh chóng lỗi thời chỉ sau một thời gian ngắn. Vì vậy, người học CNTT phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức.
- Kỹ năng ngoại ngữ: Kỹ năng ngoại ngữ cũng là một kỹ năng cần bổ sung và cần thiết phải có đối với người học CNTT, nhất là khả năng đọc hiểu.
Tóm kết:
Hy vọng với những thông tin mà Đại học FPT chia sẻ ở trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “ Lý do nên học ngành Công nghệ thông tin & Ngành công nghệ thông tin học trường nào”. Với sự đổi mới, sáng tạo không ngừng trong việc cập nhật và thiết kế các chương trình học, Đại học FPT hiện là một trong những môi trường học tập đáng mơ ước dành cho những ai đang có niềm đam mê với ngành Công nghệ thông tin.
Xem thêm: Đại học FPT trả lời câu hỏi công nghệ thông tin ra làm gì cho 2k4
– Diệu My –