Cùng Đại học FPT “gỡ rối” những vấn đề liên quan đến ngành Công nghệ Thông tin

Công nghệ thông tin (CNTT) đã trở thành một lĩnh vực không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Chính vì vậy mà cơ hội việc làm đối với ngành này luôn rộng mở. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có thể nắm rõ các thông tin liên quan đến ngành này, công việc nào dành cho một cử nhân CNTT? Trong nội dung hôm nay, Đại học FPT sẽ giúp bạn trả lời tất tần tật những vấn đề có liên quan đến ngành Công nghệ thông tin nhé!

Những thông tin cơ bản về ngành CNTT mà bạn cần biết

nhung van de lien quan den cong nghe thong tin

Để có thể đưa ra sự lựa chọn đúng đắn khi muốn theo đuổi lĩnh vực này, bạn cần nắm rõ một số thông tin cơ bản sau: 

Ngành Công nghệ thông tin sẽ học gì?

Theo học ngành Công nghệ thông tin, Sinh viên sẽ được trau dồi đầy đủ các khối kiến thức quan trọng về, Kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Trí tuệ nhân tạo,…

Sau khi vào kiến thức chuyên ngành, sinh viên sẽ được tiếp cận hệ thống kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu, phát triển, xây dựng hoặc ứng dụng các hệ thống phần mềm, cài đặt cũng như vận hành và bảo trì các bộ phận phần cứng, phần mềm,…. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được học thêm các môn học quan trọng khác như: lập trình game trên di động, phát triển ứng dụng Web, quản lý dự án, khởi nghiệp…

Các chuyên ngành Công nghệ thông tin có những chuyên ngành nào?
Công nghệ thông tin là lĩnh vực rộng, bao quát, sinh viên có thể lựa chọn chuyên sâu vào một trong những chuyên ngành sau: 

Chuyên ngành kỹ thuật phần mềm: Sử dụng công cụ lập trình để xây dựng, chỉnh sửa và phát triển phần mềm. Từ đó đưa ra các đánh giá, phân tích và đưa ra giải pháp cải tiến hợp lý. 

Trí tuệ nhân tạo: Lập trình viên sẽ lập trình cho máy tính có đầy đủ các hành vi thông minh như con người. Xử lý hàng loạt các dữ liệu khổng lồ,…

Hệ thống thông tin: Tập trung vào các thiết kế, xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống thông tin. Bên cạnh đó còn đảm nhận phân tích dữ liệu, kết nối giữa các phòng ban liên quan trong tổ chức. 

An toàn thông tin: Phụ trách các vấn đề bảo mật an toàn cho thông tin, chống lại các xâm nhập bất hợp pháp vào hệ thống. 

Ngoài ra vẫn còn một số chuyên ngành khác thuộc ngành Công nghệ thông tin như Khoa học máy tính, Internet of things…

Muốn học ngành Công nghệ thông tin cần thi khối nào?

Hiện nay, đa số các trường Đại học trên cả nước có đào tạo ngành Công nghệ thông tin đều áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh, trong đó có tuyển sinh theo tổ hợp môn thi THPTQG: 

  • Khối A00: Toán – Lý – Hóa
  • Khối A01: Toán – Lý – Anh
  • Khối D01: Văn – Toán – Anh
  • Khối D90: Toán –KHTN – Anh

Ngoài ra còn có một số phương thức tuyển sinh khác như: 

  • Phương thức 1: Tuyển sinh dựa theo học bạ THPT
  • Phương thức 2: Tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG tổ chức.
  • Phương thức 3: Tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo

Đặc biệt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên theo học ngành Công nghệ thông tin, trường Đại học FPT còn tổ chức tuyển sinh học bạ dựa theo kết quả xếp hạng SchoolRank. Cụ thể, sinh viên nhập điểm trong học bạ vào bảng xếp hạng, thí sinh lọt top 40 theo bảng xếp hạng sẽ đủ điều kiện trúng tuyển vào trường Đại học FPT. 

Công nghệ thông tin nên học trường nào chất lượng nhất?

cong nghe thong tin nen hoc truong nao chat luong

Trên cả nước hiện nay có rất nhiều trường đào tạo Công nghệ thông tin với chất lượng hàng đầu. Đại học FPT đã tổng hợp theo 3 khu vực chính, cụ thể: 

Khu vực miền Bắc

Dưới đây là danh sách các trường đại học chuyên ngành công nghệ thông tin tại miền Bắc để bạn tham khảo:

  • Trường Đại học FPT Hà Nội
  • Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở Hà Nội
  • Trường ĐH Giao thông Vận tải

Khu vực miền Trung

Trường Đại học FPT Quy Nhơn

Trường Đại học FPT Đà Nẵng

Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế

Trường Đại học Bách Khoa – ĐH Đà Nẵng

Trường ĐH Quy Nhơn

Khu vực miền Nam

Trường Đại học FPT TP. Hồ Chí Minh

Trường Đại học FPT Cần Thơ

Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

Trường ĐH CNTT TP.HCM

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông TP. HCM

Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. HCM

Trường Đại học Hoa Sen

Cơ hội phát triển của ngành CNTT sau khi tốt nghiệp

Ngành học với nhiều thế mạnh, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có vô vàn cơ hội để phát triển sự nghiệp của mình. 

Học Công nghệ thông tin có dễ tìm việc không?

Với tốc độ phát triển từng ngày từng giờ của Công nghệ thông tin, nhu cầu nhân lực cho ngành này đang rất lớn. Hầu như tất cả các công ty, doanh nghiệp đều đang rất cần nhân sự có trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó, phạm vi ứng dụng công nghệ thông tin là rất rộng, sinh viên hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn cho mình một công việc phù hợp và có cơ hội phát triển trong tương lai.

Tuy nhiên, tìm được một công việc ổn định, lương cao đòi hỏi người lao động phải đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Các ứng viên mà nhà tuyển dụng lựa chọn bên cạnh chuyên môn giỏi cần phải có khả năng ngoại ngữ tốt và kỹ năng mềm vững. Không những vậy, thế giới công nghệ luôn thay đổi liên tục, bạn cần có khả năng tư duy về thị trường để bắt kịp xu hướng của thị trường. 

>>> Xem thêm: Đại học FPT trả lời câu hỏi công nghệ thông tin ra làm gì cho 2k4

Học Công nghệ thông tin làm nghề gì? 

Trở thành cử nhân ngành Công nghệ thông tin, bạn có thể đảm nhận một số vị trí công việc như sau: 

  • Lập trình viên phát triển ứng dụng/ Chuyên viên phân tích nghiệp vụ/
  • Kỹ sư cầu nối/ Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm/ Kỹ sư quy trình sản xuất phần mềm
  • Quản trị viên dự án phần mềm và CNTT/ Quản trị viên máy chủ và mạng/ Quản trị viên các hệ cơ sở dữ liệu
  • Chuyên viên quản trị an ninh mạng, cơ sở dữ liệu/ Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn/ Chuyên viên xử lý sự cố an toàn thông tin. 
  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống
  • Chuyên viên triển khai, vận hành các hệ thống ERP, CRM,…
  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống
  • Kỹ sư phát triển ứng dụng AI bao gồm: Kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa, robot/ Kiến trúc sư dữ liệu/ Chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo/ Chuyên viên phát triển ứng dụng AI về xử lý hình ảnh, âm thanh

Ngoài ra tùy thuộc vào năng lực và định hướng của mỗi người mà còn rất nhiều vị trí khác như: Kỹ sư phần mềm, Quản trị Web, Kỹ thuật viên máy tính, Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật,…

Mức lương khởi điểm của ngành CNTT là bao nhiêu? 

muc luong nganh cong nghe thong tin

Đi cùng với nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong thời đại công nghệ hiện nay, mức lương của các cử nhân ngành Công nghệ thông tin nằm ở mức cao so với các ngành nghề khác. 

Đối với sinh viên thực tập mới ra trường, chưa có bất cứ kinh nghiệm làm việc nào, mức lương khởi điểm dành cho các bạn sẽ giao động từ 6 – 8 triệu.tháng. 

Mức lương trung bình đối với cử nhân ngành IT có một ít kinh nghiệm từ quá trình thực tập và khả năng ngoại ngữ tốt sẽ có mức lương giao động từ 10 – 25 triệu đồng/tháng. Mức lương này sẽ được tăng dần theo thời gian, kinh nghiệm làm việc và năng lực chuyên môn. 

Đối với các vị trí quản lý hoặc chuyên gia sẽ được tính theo mức đô la mỹ (USD), mức lương sẽ giao động từ 1500 USD – 3000  USD tương đương với 30 – 66 triệu đồng/tháng.

Đây là một số mức lương cơ bản và được công khai trên thị trường tuyển dụng hiện nay. Chỉ cần bạn có đủ năng lực chuyên môn, kỹ năng làm việc và khả năng ngoại ngữ, mức lương như thế này hoàn toàn nằm trong tầm tay của bạn. Vậy mới nói “Công nghệ thông tin là ngành học hái ra tiền” 

Đại học FPT – ngôi trường chắp cánh cho ước mơ công nghệ

dai hoc fpt ngoi truong chap canh cho uoc mo cong nghe Copy

Là một trong top những ngôi trường đi đầu trong lĩnh vực đào tạo công nghệ thông tin, Đại học FPT luôn là sự lựa chọn hàng đầu của giới trẻ hiện nay. Minh chứng cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại, Công nghệ thông tin là ngành học có lượt hồ sơ cao nhất tại Đại học FPT. 

Công nghệ thông tin ở Đại học FPT có những chuyên ngành nào?

Khối ngành Công nghệ thông tin của trường Đại học FPT có các chuyên ngành sau: Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Thiết kế Mỹ thuật số.

Mỗi chuyên ngành đều có điểm mạnh và nét đặc trưng riêng, mang đến cho người học nhiều kiến thức bổ ích, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.

Chương trình đào tạo dành cho sinh viên Công nghệ thông tin

Sinh viên theo học Công nghệ thông tin tại Đại học FPT sẽ được học theo chương trình giảng dạy chuẩn quốc tế. Giáo trình dạy học được nhập khẩu 100% từ nước ngoài và được cập nhật theo từng năm nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập của sinh viên. 

Các chuyên gia đào tạo tại Đại học FPT được tuyển chọn gắt gao để đáp ứng với yêu cầu doanh nghiệp hiện nay. Bên cạnh đó còn có sự tham mưu từ các chuyên gia hàng đầu tại các doanh nghiệp nổi tiếng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. 

Sinh viên được tiếp xúc với chương trình đào tạo khoa học, gắn lý thuyết với thực tiễn, loại bỏ được tính hàn lâm. Điều này đã hỗ trợ sinh viên rất nhiều sau khi tốt nghiệp. 

Lộ trình đào tạo dành cho sinh viên Công nghệ thông tin

Sinh viên sẽ được tiếp cận 4 khối kiến thức bao gồm: Khối kiến thức chung, Khối kiến thức ngành, Khối kiến thức chuyên ngành và Khối kiến thức tự chọn. Cả 4 khối kiến thức đều có sự tích hợp và đảm bảo cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và chú trọng vào kỹ năng thực hành, ứng dụng của sinh viên. Tất cả các học phần đều được xây dựng theo nhu cầu, năng lực của sinh viên để luôn tạo hứng thú trong quá trình học tập. 

Kiến thức chung: Sinh viên sẽ tham gia vào các môn học đại cương, pháp luật, lý luận chính trị, ngoại ngữ, giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng an ninh. 

Kiến thức ngành: Khối kiến thức này sẽ được kết hợp giữa kiến thức nền tảng với công nghệ và kỹ thuật mới. Sinh viên sẽ được học các kiến thức về toán học, kiến thức khoa học của CNTT như: ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành, mạng máy tính, quản lý dự án,… Bên cạnh đó, sinh viên còn được học các kiến thức liên quan đến Trí tuệ nhân tạo. 

Kiến thức chuyên ngành: Sau khi đã hoàn thành cả hai khối kiến thức chung và kiến thức ngành, sinh viên sẽ bước vào giai đoạn học chuyên ngành. Tùy theo nhu cầu và định hướng cá nhân, sinh viên sẽ lựa chọn một trong các chuyên ngành bao gồm: Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Trí tuệ nhân tạo, Thiết kế mỹ thuật số. 

Khối kiến thức tự chọn: Đây là khối kiến thức được thiết kế xen kẽ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong việc lựa chọn môn học theo sở thích và nhu cầu cá nhân của mỗi người. Sinh viên hoàn toàn chủ động lựa chọn từng học phần riêng lẻ hoặc cả nhóm chuyên về một định hướng như: Blockchain, Automotive,… Sinh viên có thể rèn được tính chủ động và cá nhân hóa của bản thân mình. 

Sự khác biệt đã tạo nên giá trị thương hiệu của Đại học FPT

Là ngôi trường đi đầu trong lĩnh vực đào tạo công nghệ, nằm trong lòng doanh nghiệp, Đại học FPT luôn tạo nên những điểm khác biệt mang tính thương hiệu mà ít ngôi trường nào có được, cụ thể: 

Môi trường chuẩn quốc tế

Chương trình học của sinh viên Công nghệ thông tin sẽ được giảng dạy 100% bằng tiếng Anh. Hơn thế nữa, sinh viên sẽ được đầu tư trang bị thêm ngoại ngữ thứ 2 để tăng cơ hội cạnh tranh so với các ứng viên khác. 

Du học ngay khi còn là sinh viên luôn dễ dàng tại Đại học FPT, ngay từ năm nhất, sinh viên sẽ có cơ hội trải nghiệm, học tập và nghiên cứu văn hóa quốc tế thông qua học kỳ 4 tháng tại nước ngoài. 

Chú trọng phát triển toàn diện

Nhằm giúp sinh viên được phát triển toàn diện, các lớp học rèn luyện thể chất, nghệ thuật như: Vovinam, nhạc cụ dân tộc,… được Đại học FPT chú trọng. Bên cạnh đó, hàng loạt câu lạc bộ thuộc lĩnh vực CNTT đã và đang hoạt động sôi nổi, mang đến cho sinh viên nhiều trải nghiệm bổ ích và phát triển kỹ năng mềm bền vững. 

Cơ sở vật chất hiện đại

Sinh viên ngành Công nghệ thông tin trường Đại học FPT sẽ được học tập trong phòng Lab với hệ thống máy tính hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi trong giờ thực hành cho sinh viên. 

Thư viện với hàng nghìn đầu sách, rộng rãi thêm vào đó là hơn 80.000 bộ tài liệu điện tử, sinh viên tha hồ tích lũy kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân. 

Cơ hội việc làm rộng mở

Chắc bạn đã biết, trường Đại học FPT trực thuộc Tập đoàn FPT, 100% sinh viên theo học Công nghệ thông tin tại đây sẽ có cơ hội được làm việc tại tập đoàn sau khi tốt nghiệp. Không những thế, trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được thực tập tại doanh nghiệp và tham gia vào các dự án thuộc mạng lưới đối tác của FPT như:  Microsoft, Hitachi, Panasonic,…

Bên cạnh đó, ngay từ năm thứ 3, sinh viên sẽ bước vào giai đoạn thực tập thực tế tại các doanh nghiệp từ 4 – 8 tháng. Đây cũng là cơ hội để sinh viên có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc và đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Thực tế đã cho thấy, những bạn sinh viên có kinh nghiệm luôn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng so với sinh viên trường khác. 

Thu nhập vô cùng hấp dẫn

Việc áp dụng mô hình nhà trường – doanh nghiệp đã tạo ra vô số cơ hội cho sinh viên theo học. Theo thống kê, 98% sinh viên các chuyên ngành thuộc khối CNTT sau khi ra trường đều tìm được việc làm với mức thu nhập hấp dẫn. Mức lương khởi điểm của sinh viên mới ra trường trong giai đoạn thử việc giao động từ 12 – 15 triệu/tháng. Đây cũng chính là thước đo giá trị minh chứng cho chất lượng đào tạo của trường Đại học FPT trong những năm qua. 

Trường Đại học FPT luôn là ngôi trường năng động, sáng tạo, lấy người học làm trung tâm. Chính vì vậy mà mọi hoạt động đào tạo đều chú trọng và tạo điều kiện thuận lợi đối với sự phát triển toàn diện của sinh viên. Chắc chắn Đại học FPT sẽ là một lựa chọn hoàn hảo cho những bạn trẻ đam mê theo học Công nghệ thông tin. Còn chần chờ gì nữa mà không nộp hồ sơ ngay hôm nay để có cơ hội trở thành sinh viên Đại học FPT phải không nào. Hẹn gặp lại bạn tại trường “F” nhé!

>>> xem thêm: Học phí ngành Công nghệ thông tin là bao nhiêu? Phương thức tuyển sinh của trường Đại học FPT