Làm sao học Anh ngữ để “bội thu” sau khi ra trường?

Học tiếng Anh là câu chuyện chưa bao giờ hết “nóng” đối với người Việt, nhất là các bạn trẻ chọn tiếng Anh để theo đuổi suốt 4 năm đại học. Thách thức đặt ra là: Học Anh ngữ ở đâu, học thế nào để “một phát ăn ngay”, bội thu hiệu quả sau khi ra trường.

Lạc vào mê lộ “học”

Tiếp xúc với những chân trời tri thức và văn hóa đa dạng, vi vu nước ngoài như “đi chợ”, chinh phục những việc làm hấp dẫn trong và ngoài nước, cơ hội nghề nghiệp, thăng tiến không giới hạn… là một trong những lợi ích của việc sở hữu trình độ tiếng Anh giỏi. Bởi thế, chọn theo học Ngôn ngữ Anh là một lựa chọn sáng giá của giới trẻ.

Tuy nhiên, rất nhiều người Việt đã “đốt cháy” tuổi thanh xuân của mình với những năm tháng còng lưng học tiếng Anh nhưng vẫn thiếu tự tin khi bước vào thực tế. Họ không thể chinh phục những viễn cảnh tươi sáng sau khi tốt nghiệp, vì trường học không cho họ thông thạo được nghe – nói – đọc – viết như người bản xứ. Họ vẫn phải học lại từ đầu những kĩ năng liên quan khi bước vào bất cứ lĩnh vực nghề nghiệp nào.

Nhiều sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh để chắc ăn cho tương lai của mình sau khi ra trường vẫn cần cù học thêm một ngoại ngữ thứ hai, hay học thêm một ngành học thứ hai cho mình. “Mê lộ” học và học ngày lại khiến người học tốn kém thời gian, tiền bạc, công sức mà kết quả vẫn lửng lơ.

Cử nhân ngành học này thông thường có cơ hội có thu nhập cao hơn mức trung bình từ các tổ chức quốc tế


Học Anh ngữ ra sao để “bật” đến thành công?
Theo những người trong ngành, học ngoại ngữ có những đặc thù riêng như môi trường luyện tập, điều kiện giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất… mà không phải trường nào cũng đáp ứng được. Nếu chỉ học “chay” theo kiểu truyền thống , điều kiện giao lưu văn hóa, sử dụng ngoại ngữ hạn chế, thì dù 4 năm đại học, hay 10 năm đi nữa, trình độ vẫn ở mức tầm tầm, năng lực vẫn thua xa yêu cầu của doanh nghiệp, xã hội.

Nhìn nhận về vấn đề học ngoại ngữ nói chung, và học ngành Ngôn ngữ Anh nói riêng của sinh viên, Tiến sĩ Trần Ngọc Tuấn –  Phó Hiệu trưởng Đại học FPT cho rằng, đã đến lúc, các trường ĐH cần quan tâm tới xây dựng một môi trường học tập ngoại ngữ hiện đại, sát với thực tế, giúp cho sinh viên “bật” đến thành công nhanh hơn, chuẩn xác hơn. Phải làm sao để học ngôn ngữ, nhưng người học còn đạt được thêm nhiều mục đích khác, đặc biệt về mặt con người.

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, Đại học FPT được trải nghiệm môi trường tuyệt vời với nhiều sinh viên đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ

Cùng với các lợi thế trên, “học kỳ nước ngoài” còn là một điểm cộng đáng ghen tị của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh – Đại học FPT. Cụ thể, người học sẽ được tham gia chương trình học 4 – 8 tháng tại các quốc gia như Singapore, Philippines, Anh, Mỹ, Malaysia,… Học phí tham gia học kỳ nước ngoài bằng học phí được áp dụng cho sinh viên Đại học FPT khi học trong nước.“Sinh viên theo học ngành Ngôn ngữ Anh tại Đại học FPT sẽ được học tập trong môi trường hiện đại, giáo trình quốc tế, giảng viên uy tín trong và ngoài nước. Ngoài tiếng Anh, các em còn được trau dồi những kiến thức chuyên ngành liên quan 2 lĩnh vực này, và được thực tập tại doanh nghiệp là những công ty, đối tác lớn của FPT… Với điều kiện và chương trình học tập này, mỗi sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh của trường đều có thể “lận lưng” không chỉ khả năng tiếng Anh mà còn cả kiến thức chuyên ngành Công nghệ thông tin, Thương Mại, có kinh nghiệm làm việc thực tế, có kỹ năng sống – kỹ năng làm việc dày dặn… Các em hoàn toàn có thể đáp ứng tốt các nhu cầu tuyển dụng, mà không cần đào tạo lại tại doanh nghiệp sau khi ra trường. Bên cạnh đó, cộng đồng sinh viên quốc tế đông đảo và đa quốc tịch ở Đại học FPT là một lợi thế tuyệt vời để sinh viên Việt Nam được rèn luyện, trao đổi văn hóa ngay tại trường”. – TS Trần Ngọc Tuấn chia sẻ.

Bên cạnh đó, những sinh viên năng động còn có cơ hội tham dự những chương trình trải nghiệm văn hóa quốc tế, trao đổi sinh viên quốc tế… do nhà trường liên tục tổ chức. Đây là cơ hội du lịch, khám phá thế giới, mở rộng tri thức và rèn luyện sự tự tin tuyệt vời mà sinh viên Đại học FPT không cần phải đợi đến khi ra trường, đi làm mới được trải nghiệm.

Theo Tuổi trẻ