SV tìm hiểu văn hoá dân gian qua workshop nặn Tò He

Nhằm khôi phục và bảo tồn giá trị văn hóa Việt, nhóm sinh viên Trường Đại học FPT Hà Nội đã tổ chức workshop “Tò He – Kẻ bị lãng quên”.

Đây là dự án trong môn học SSG, thông qua workshop, nhóm sinh viên mong muốn có thể tái hiện và giới thiệu lại nghệ thuật làm Tò He –  một giá trị văn hoá dân gian đến với thế hệ trẻ.

93b000e6fe0d5d53041c 2

8 thành viên của nhóm Cầu vồng gồm Nguyễn Thế Việt (trưởng ban tổ chức), Nguyễn Ánh Tuyết, Trịnh Trà My, Nguyễn Ngọc Thùy, Phan Văn Đại, Nguyễn Thế Việt, Nguyễn Minh Ánh và Lê Thị Huyền đã cùng nhau thực hiện một dự án ý nghĩa.

8d958c1f53fbf0a5a9ea 2

Tò He là đồ chơi dân gian thuần chất thôn quê đã đi vào đời sống tinh thần của biết bao thế hệ người dân đất Việt. Nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột, nhào kỹ đến khi không dính tay rồi mới nắm thành những nắm nhỏ, đem luộc chín. Do được làm từ bột gạo hay bột nếp, đặc tính tự khô, nên Tò He an toàn với người sử dụng.

Nặn Tò He như một môn nghệ thuật, ngoài kỹ thuật 3V là (vê bột, véo bột, tạo vân) đòi hỏi người làm phải khéo léo, sáng tạo, chính xác trong từng chi tiết thì mới tạo ra sản phẩm bắt mắt.

ab9405ff551df643af0c 2

Tham dự workshop, các bạn sinh viên được lắng nghe những chia sẻ thú vị về món đồ chơi dân gian này, đồng thời được hướng dẫn làm ra một chiếc Tò He thành phẩm. Đặc biệt, người tham dự được mang về thành phẩm độc đáo do chính tay mình làm ra.

7cb27a082aea89b4d0fb 2

Bạn Trang, sinh viên tham dự workshop chia sẻ: “Trước đây mình chưa bao giờ biết đến và trải nghiệm làm Tò he nên khá tò mò, mình không nghĩ hoạt động này lại thú vị đến vậy. Lần đầu tiên làm ra một chiếc Tò he thành phẩm và còn được mang về nhà thật sự rất thích. Mình nghĩ workshop cần tổ chức nhiều đợt nữa để có thể lan toả giá trị truyền thống này đến các bạn trẻ chưa có dịp trải nghiệm như mình”.

a7c02f7f7f9ddcc3858c 2

Workshop “Tò he – Kẻ Bị Lãng Quên” là một hoạt động ý nghĩa, góp phần khôi phục và bảo tồn giá trị văn hóa dân gian, đồng thời khơi dậy tình yêu và niềm tự hào về văn hóa truyền thống trong lòng sinh viên. Mong rằng, sinh viên Trường F sẽ tiếp tục phát triển thêm nhiều dự án ý nghĩa tương tự để góp phần phát huy những nét văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

a3c8020f0debaeb5f7fa 2

Bạn Thế Việt – Trưởng ban tổ chức cho biết: “Khi thực hiện workshop, chúng mình đã trải qua nhiều cảm xúc khác nhau. Chúng mình vừa hào hứng vừa lo lắng không biết liệu sự kiện có được đón nhận nồng nhiệt hay không. Chứng kiến sự tham gia nhiệt tình của mọi người, từ những bạn nhỏ cho đến người lớn, tất cả đều chăm chú lắng nghe và tự tay làm những chú tò he đầy màu sắc, chúng mình cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào. Đó chính là động lực để chúng mình tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa hơn trong tương lai”.

Xuân Nguyễn

 

 

Bài viết liên quan