Bậc thầy đồ họa thế giới “mách nước” để thành công trong nghề sáng tạo

Giáo sư Phil Cleaver, một trong những nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng thế giới, đã có một buổi chia sẻ lý thú về nghề Thiết kế đồ họa với sinh viên Đại học FPT, đem đến một góc nhìn mới đầy thực tế về tính chất công việc, môi trường và cách vượt qua những khó khăn trong nghề sáng tạo.

GS Phil đã có những lời khuyên bổ ích cho các “nhà thiết tương lai” về yêu cầu của nhà tuyển dụng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, về cách phối hợp trong công việc giữa cá nhân và tập thể cũng như cách chuẩn bị lộ trình nghề nghiệp vững chắc ở tương lai.

Với chủ đề “Hãy là chính mình để thành công với nghề Thiết kế đồ họa”, sinh viên Đại học FPT đã có buổi giao lưu thú vị với Giáo sư Phil Cleaver, Đại học Middlesex (London).

Làm thế nào để chuẩn bị tốt một bộ hồ sơ năng lực (porfolio) khi tôi là người mới?

Bạn hãy tự giới thiệu mình bằng những sản phẩm đầu tay bạn đã làm được. Nhà tuyển dụng chỉ đòi hỏi bạn duy nhất một điều: tư duy sáng tạo (creative thinking). Do đó hãy rèn luyện cho mình những tư duy phản xạ ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường.

Nhà thiết kế giỏi cần có những kỹ năng nào?

Bên cạnh chuyên môn, một nhà thiết kế giỏi cần giao tiếp tốt bởi bạn sẽ làm việc với khách hàng để thấu hiểu sản phẩm (insights’ clients), để thuyết phục khách hàng bằng ý tưởng mình đưa ra. Sau đó, cần giao tiếp tốt với đồng nghiệp để có thể truyền tải đúng nội dung khi thiết kế sản phẩm. Điều này nghe tưởng dễ nhưng trong thực tế thường nảy sinh những tình huống khó, nhất là khi làm việc với khách hàng.

Khi phải cố thuyết phục khách hàng đồng ý với mình, hãy thuyết phục bằng ý tưởng, bằng kết quả làm việc của bạn. Hãy cho khách hàng thấy bạn đã rất nỗ lực để hoàn thiện sản phẩm của họ như thế nào.

Có khi nào ông thấy bế tắc ý tưởng không? Lúc đó ông thường làm gì?

Tôi đọc tạp chí, tôi thường tìm cảm hứng khi mở ngẫu nhiên một trang sách hay trang tạp chí nào đó. Tôi thường gặp may khi vớ được một ý tưởng hay ho nào đó từ sự ngẫu nhiên như thế. Tuy nhiên, bạn hãy nuôi dưỡng sự hứng thú của mình với công việc thiết kế bởi theo tôi không có thiết kế nhàm chán, chỉ có những nhà thiết kế tẻ nhạt mà thôi.

Ông thường vẽ tay hay dùng các phần mềm đồ họa khi thiết kế?

Tôi dành thời gian để tư duy trước. Khi suy nghĩ thấu đáo rồi tôi mới bắt tay vào làm. Khi đó vẽ tay hay phần mềm chỉ là công cụ thôi.

Sinh viên ngành Thiết kế đồ họa – Đại học FPT.

Ông có lời khuyên gì cho các bạn trẻ đam mê nghề thiết kế?

Hãy là chính mình. Để có một sự nghiệp thành công với nghề thiết kế bạn cần là người duy nhất. Bạn có thể là một nhà thiết kế cá tính, nhưng hãy để sản phẩm của bạn nói lên điều đó.

Tại Đại học FPT, ngành Thiết kế đồ họa được thiết kế bài bản nhằm đem lại cho người học kiến thức nền tảng và kỹ năng tổng hợp về thiết kế đồ họa, truyền thông và những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp. Với mong muốn gắn đào tạo với doanh nghiệp, cùng định hướng quốc tế hoá Đại học FPT trang bị cho người học những lợi thế cạnh tranh toàn cầu: thông thạo ngoại ngữ, 1 năm kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng làm việc trong môi trường chuyên nghiệp: làm việc nhóm, giao tiếp quốc tế, đàm phán, thuyết trình.

“Tại Đại học FPT, chương trình giảng dạy chú trọng đến đào tạo theo định hướng Digital cộng với lợi thế CNTT từ tập đoàn FPT sẽ giúp sinh viên có nhiều cơ hội được lĩnh hội và làm chủ những công nghệ mới nhất – đây là thế mạnh để các bạn chinh phục những thành công trong tương lai”, Ths. Trần Thị Lệ Quyên, Trưởng khoa Thiết kế Đồ họa Đại học FPT.

“Đặc thù của các sản phẩm Thiết kế Đồ họa luôn mang đậm dấu ấn cá nhân và tôn vinh sự tinh tế, khác biệt. Chúng tôi nỗ lực không ngừng để mỗi sinh viên được rèn giũa trong các chương trình phát triển cá nhân được thiết kế riêng giúp sinh viên sẽ phát huy tối đa khả năng và sức sáng tạo của mình. Đây là lợi thế để các bạn khi ra trường nhanh chóng hòa nhập, phát huy năng lực và thích ứng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp trong nước và quốc tế”, bà Nguyễn Hà Thành – Trưởng phòng Phát triển cá nhân PDP Đại học FPT.

Đôi Nét Về Diễn Giả – Giáo Sư Phil Cleaver

• Là một trong những nhà thiết kế đồ hoạ nổi tiếng nhất nước Anh. Là “cha đẻ” của logo VISA nổi tiếng.

• Ông sở hữu nhiều giải thưởng giá trị trong ngành, một trong những thành tựu đáng chú ý nhất là giải thưởng Yellow Pencil có giá trị như giải Oscar trong giới Đồ hoạ.

• Năm 1986, ông thành lập Công Ty Cleaver Landor, một công ty chuyên về tư vấn thiết kế. Trong thời gian này ông đã thiết kế và tư vấn về thương hiệu công ty cho De Fenix (Unilever tại Hà Lan), BNI Bank (ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước lớn nhất ở Indonesia), Ngân hàng Bali, Unibank, Metra (Phần Lan), Koxka (Tây Ban Nha), Front Line (Thụy Điển), Douwe Egberts (Hà Lan) và Hội đồng thành phố Cardiff (xứ Wales)…

• Từ năm 1992, ông thành lập Công Ty Tư Vấn và Thiết Kế ET AL và công ty vẫn đang hoạt động đến thời điểm này.

• Hiện tại ông là giáo sư giảng dạy tại trường Đại học Middlesex (London) về ngành Công Nghiệp Sáng Tạo.

 

Theo Dân trí