“Chúng ta còn quỹ thời gian để có thể điều chỉnh thời gian năm học cũng như thi THPT quốc gia. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT sẽ phải tính toán cụ thể dựa trên tình hình thực tế”.
Trên đây là chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) về việc sẽ làm thế nào nếu học sinh phải nghỉ dài hơn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Cụ thể, trả lời PV Dân trí ngày 10/3, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, trường hợp diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp, thì an toàn sức khỏe cho học sinh, cán bộ, giáo viên vẫn phải ưu tiên hàng đầu.
“Trường hợp bất khả kháng khiến việc nghỉ học của học sinh kéo dài, tùy tình hình, Bộ GD&ĐT sẽ tính toán cân nhắc kĩ lưỡng và điều chỉnh thời gian nhằm đảm bảo các nhà trường có đủ quỹ thời gian cần thiết để xây dựng kế hoạch dạy học và đảm bảo chương trình cho năm học tiếp theo”.
Trao đổi với báo chí, ông Thành cho biết thêm: “Chúng ta còn quỹ thời gian để có thể điều chỉnh thời gian năm học cũng như thi THPT quốc gia.
Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT sẽ phải tính toán cụ thể dựa trên tình hình thực tế để cân đối kế hoạch, đảm bảo các nhà trường dạy và học hết chương trình của năm 2019-2020 và chuẩn bị cho năm học tới mà ít bị ảnh hưởng nhất”.
Trước đó, ngày 22/2, Bộ GD&ĐT điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 theo hướng: Thời gian kết thúc năm học trước ngày 30/6/2020.
Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 15/7/2020.
Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 trước ngày 15/8/2020.
Thi trung học phổ thông quốc gia từ ngày 23/7/2020 đến ngày 26/7/2020.
Bộ GD&ĐT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn trường học theo hướng dẫn; xem xét, quyết định cho trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, học viên đi học trở lại từ ngày 2/3/2020.
Căn cứ vào các mốc thời gian nêu trên, các địa phương chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục năm học 2019-2020 và chuẩn bị năm học 2020-2021.
Trường hợp địa phương quyết định cho học sinh đi học trở lại muộn hơn trong tháng 3 thì phải căn cứ vào các mốc thời gian nói trên xây dựng kế hoạch học bù để bảo đảm chương trình, kịp thời gian kết thúc năm học và thi trung học phổ thông quốc gia của cả nước.
Dịch Corona khiến nhiều phụ huynh, học sinh cuối cấp như ngồi trên lửa vì thông tin thi cử, chọn trường bị lấn lướt. Hiện tại những thông tin hữu ích với học sinh và phụ huynh như chọn ngành, chọn nghề, hồ sơ xét tuyển… được Trường Đại học FPT công khai trên những kênh thông tin trực tuyến như website, fanpage… Từ thời điểm công bố dịch Corona, không thể trực tiếp đưa thông tin đến học sinh và phụ huynh, trường này tăng cường cập nhật thông tin với tần suất cao hơn. Nhờ vậy, dù ở bất kỳ tỉnh thành nào, trong hay ngoài nước, học sinh vẫn có thể tìm hiểu, đăng ký tư vấn, nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển hay luyện tập, thi thử học bổng hoàn toàn trực tuyến.
Năm 2020 Đại học FPT tuyển sinh các ngành: Công nghệ thông tin (bao gồm các chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin, IoT, Phần mềm ô tô (dự kiến), Xử lý dịch vụ số (dự kiến), Thiết kế Mỹ thuật số); Ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc; ngành Quản trị kinh doanh (bao gồm các chuyên ngành: Digital Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, Quản trị truyền thông đa phương tiện). |
Theo Dantri