Sự đánh giá của các tổ chức giáo dục uy tín trên thế giới dành cho các trường đại học chính là “tấm giấy thông hành” cho sinh viên khi bước ra thế giới.
“Bài kiểm tra” cho các trường đại học
Theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), tính đến ngày 31.8.2019, cả nước có 255 cơ sở giáo dục hoàn thành báo cáo tự đánh giá; 133 cơ sở giáo dục đại học và 7 trường cao đẳng sư phạm được các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước đánh giá, trong đó 123 cơ sở giáo dục đại học và 5 trường cao đẳng sư phạm được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
Hẳn các phụ huynh và học sinh sẽ đều tự hỏi: Kiểm định và xếp hạng giáo dục để làm gì? Một trường được đánh giá tốt, xếp hạng cao thì sẽ mang lại lợi ích gì cho người học hơn những trường khác?
Trường ĐH FPT cơ sở Hòa Lạc đạt kiểm định toàn phần ACBSP danh giá cho ngành Quản trị kinh doanh vào năm 2019
Câu trả lời có thể nhìn thấy từ chính các hoạt động kiểm tra, đánh giá các trường đại học mà Bộ GD-ĐT cũng như các tổ chức giáo dục trên khắp thế giới thực hiện hằng năm. Ở Việt Nam, công tác kiểm định chất lượng giáo dục một mặt giúp các cơ sở giáo dục hướng tới đạt được những chuẩn mực chất lượng đáp ứng yêu cầu của xã hội; mặt khác giúp các nhà quản lý nhìn nhận lại và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong hệ thống của mình, từ đó có những kế hoạch cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo một cách bài bản, có khoa học.
Nói cách khác, công tác kiểm định chất lượng giáo dục giống như một “bài kiểm tra” dành cho tất cả các trường đại học. Sau khi “kiểm tra”, đương nhiên sẽ có những trường được xếp hạng cao, đánh giá tốt hoặc chỉ ra những điểm cần cải tiến hơn ở các trường đại học. Đây là những thang đo và minh chứng quan trọng về chất lượng giảng dạy thực chất tại các trường đại học. Và cũng giống như việc các học sinh giỏi sau tốt nghiệp sẽ được nhiều nơi đón nhận hơn, các cơ sở giáo dục được đánh giá cao đồng nghĩa với việc sinh viên của họ cũng sẽ nhận được sự tin tưởng nhiều hơn từ các nhà tuyển dụng hay giới nghiên cứu.
Từ lý thuyết đến thực tiễn
Hiểu được vai trò, giá trị của việc đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục, ngay từ khi mới thành lập, Trường ĐH FPT đã tiến hành xây dựng và hoàn thiện môi trường học tập cho sinh viên theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế.
Đó cũng là lý do để chỉ sau 6 năm thành lập, năm 2012, trường đã trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam được QS xếp hạng 3 sao, và tới nay Trường ĐH FPT giành điểm tuyệt đối (5/5 sao) cho một loạt tiêu chí đi đầu với chất lượng đào tạo, việc làm cho sinh viên, cơ sở vật chất và đóng góp xã hội.
Đặc biệt, Trường ĐH FPT được chấm điểm tuyệt đối ở tiêu chí chất lượng đào tạo và việc làm cho sinh viên
Đến nay, Trường ĐH FPT cũng là thành viên của Hiệp hội CDIO thế giới, Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN – QA)… Việc tham gia tích cực vào các mạng lưới và hiệp hội này giúp trường nhanh chóng tiếp cận và triển khai các quy chuẩn giáo dục tiên tiến của khu vực cũng như trên thế giới, thể hiện rõ tính quốc tế hóa của nhà trường. Thêm vào đó, sự công nhận của các mạng lưới, hiệp hội này cũng tạo niềm tin vững chắc cho các nhà tuyển dụng hay cơ sở nghiên cứu khi tiếp nhận sinh viên Trường ĐH FPT. Con số 20% cựu sinh viên FPT đang làm việc tại nước ngoài phần nào đã khẳng định tính đúng đắn trong định hướng giáo dục của nhà trường. Hiện, Trường Đại học FPT có quan hệ đối tác với trên 176 trường tại 34 quốc gia trên thế giới.
Trong kỳ thi năm nay, Trường ĐH FPT dự kiến tuyển sinh các ngành: Quản trị kinh doanh (Digital Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành), CNTT (Kỹ thuật Phần mềm, Trí tuệ nhân tạo, IoT, An toàn thông tin, Thiết kế mỹ thuật số, Hệ thống thông tin, Hệ thống ô tô và điều khiển), Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.
Dự kiến 800 suất học bổng Nguyễn Văn Đạo toàn phần và bán phần tối đa 100% học phí trong suốt quá trình học sẽ được trao cho các thí sinh có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các cuộc thi Học sinh giỏi, năng khiếu, kỳ thi THPT quốc gia và thi học bổng của trường. |
Theo Thanh nien