Thời điểm này, có lẽ là thời gian mà các sĩ tử 2k4 cảm thấy rất khó khăn khi vừa phải ôn thi vừa phải lựa chọn trường đại học và ngành học trong tương lai. Bài viết dưới đây, Đại học FPT sẽ giúp các bạn đang quan tâm có thêm những thông tin về ngành Công nghệ thông tin, học công nghệ thông tin ra làm gì?
Nội dung bài viết
Ngành Công nghệ thông tin bao gồm những chuyên ngành nào?
Là một trong số những ngành HOT hiện nay, CNTT được khá nhiều bạn trẻ quan tâm đến. Hiện nay, CNTT cũng là chuyên ngành cực kỳ thu hút nhân sự. Vậy để theo học CNTT, bạn có thể học những chuyên ngành nào?
Về cơ bản các chuyên ngành CNTT ở các trường đại học là giống nhau. Tại Đại học FPT, bạn có thể học các chuyên ngành sau về CNTT:
Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm.
Học tại chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo sâu về thiết kế, xây dựng và phát triển các kỹ thuật của hệ thống phần mềm. Quản lý các phần mềm, xây dựng và quản lý các dự án về phần mềm nói riêng và lĩnh vực CNTT nói chung.
Chuyên ngành Hệ thống thông tin.
Sinh viên sẽ được đào tạo để trở thành những kỹ sư quản lý hệ thống tin. Xây dựng và triển khai các dự án hệ thống thông tin quản lý tại các doanh nghiệp. Thực hiện công tác quản trị, thẩm định và giám sát hệ thống thông tin.
Chuyên ngành An toàn thông tin.
Sinh viên sẽ được học và rèn luyện tư duy toán học và tư duy hệ thống để lập trình, bảo vệ, phòng thủ hoặc tấn công tin tặc. Bảo vệ an toàn hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu. Đảm bảo cho công việc truyền tải dữ liệu, truyền tài thông tin và các thông tin được lưu trữ một cách an toàn.
Chuyên ngành Digital Art & Design – Thiết kế mỹ thuật số.
Sinh viên sẽ được đào tạo để trở thành những chuyên viên tư vấn thiết kế, xây dựng và thiết kế trong các công ty và doanh nghiệp. Sáng tạo và thực hiện triển khai những dự án Marketing, quảng cáo, truyền thông,…thậm chí là các công việc của một nhà báo. Làm việc tại các cơ quan truyền thông, báo chí, đài truyền hình.
Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo (AI).
Hiểu cơ bản nhất, đó là ứng dụng CNTT vào lập trình hệ thống máy tính thực hiện các công việc có thể thay thế con người.
Cơ hội việc làm của Công nghệ thông tin
Là một chuyên ngành HOT và đang thu hút rất nhiều nguồn nhân sự, cơ hội việc làm của ngành CNTT luôn rộng mở và chào đón tất cả chúng ta. Với các chuyên ngành mang tính chất đặc thù như vậy, chỉ cần có một nền tảng kiến thức vững chắc, thị trường nhân lực CNTT với mức lương khủng luôn chào đón bạn.
Cơ hội việc làm trong nước của ngành Công nghệ thông tin
Theo các nghiên cứu, ngành CNTT là top các ngành có mức lương khủng nhất tại Việt Nam. Ngay từ khi còn đang đi học, sinh viên ngành CNTT luôn được các nhà tuyển dụng để ý và mời gọi. Và mức lương khởi điểm của sinh viên ngành CNTT luôn cao hơn so với mặt bằng chung các ngành nghề khác.
Ngay từ khi bắt đầu ở các vị trí như support, rồi nâng cao dần theo năm kinh nghiệm, mức lương của nhân sự ngành CNTT có thể lên đến 50 – 60 triệu đồng/tháng. Và nhân sự có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên chiếm khoảng 75% trong top tìm kiếm nhân sự của ngành này.
Những thông tin cơ bản trên đây có thể đã phần nào đó thu hút và tạo cho các bạn động lực trở thành những kỹ sư CNTT có năng lực. Và các nhà tuyển dụng sẽ không dễ dàng buông tay và bỏ qua nếu như bạn là người có nền tảng vững chắc và kinh nghiệm dày dặn.
Cơ hội việc làm trên trường quốc tế của ngành Công nghệ thông tin
Tất nhiên, khi cơ hội trong nước rộng mở, thì thị trường nhân lực quốc tế cũng mở rộng chào đón bạn. bên cạnh việc trở thành một kỹ sư giỏi, nếu như có thêm kỹ năng và trình độ ngoại ngữ, bạn còn có thêm rất nhiều cơ hội ở môi trường ngoài Việt Nam. Không chỉ tại Việt Nam, thế giới đang trong giai đoạn bùng nổ của công nghệ thông tin, chính vì thế, cơ hội việc làm của sinh viên chuyên ngành CNTT ngày càng được mở rộng hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, với sự bùng nổ đó, không phải sinh viên nào cũng đủ kiên trì và bản lĩnh để theo đuổi đam mê đến cùng. Sự thành công nào cũng cần bỏ ra những đầu tư và công sức xứng đáng. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay, đòi hỏi những lập trình viên luôn phải vận động và sáng tạo. Luôn luôn chuyển động và phát triển tư duy theo xu thế. Luôn luôn tìm tòi, học hỏi và rèn luyện không ngừng. Và thực sự muốn vươn ra môi trường quốc tế, kỹ năng ngoại ngữ là một đòi hỏi tối thiểu rất cần thiết và quan trọng.
Với một ngành đặc thù như CNTT, đôi khi các nhà tuyển dụng không quá quan tâm bạn tốt nghiệp trường đại học cao đẳng nào. Cái họ cần chính là kỹ năng và năng lực của bạn. Khả năng tự học, tự phát triển và luôn làm mới, vận động phát triển theo xu thế là điều mà các nhà tuyển dụng chú trọng.
>>> Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin là gì? Tương lai nghề nghiệp ra sao?
Học Công nghệ thông tin sau này ra sẽ làm gì?
Với cơ hội việc làm rộng mở, đầy thách thức và sự hấp dẫn như vậy, sinh viên ngành CNTT có thể làm gì sau khi ra trường. Dưới đây, Đại học FPT sẽ giới thiệu tới các bạn một số ngành nghề các bạn có thể theo đuổi sau khi tốt nghiệp.
Lập trình viên Công nghệ thông tin – IT programmer:
Với công việc chính là thiết lập, xử lý, giải quyết và bảo trì, nâng cấp các vấn đề liên quan đến hệ thống mạng, hệ thống máy tính và phần mềm máy tính. Có thể nói, một bộ phận số đông các bạn sinh viên CNTT sau khi ra trường theo đuổi ngành nghề này. Công việc này được tuyển dụng chủ yếu bởi các công ty chuyên sản xuất, thiết kế và bán các phần mềm, ứng dụng.
Tester (kiểm tra chất lượng phần mềm):
Có lẽ cái tên cũng đã nói lên tính chất và công việc cần làm của một Tester. Với ngành CNTT, tester sẽ thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng phần mềm. Thực hiện các công việc thử nghiệm đối với những phần mềm mới, từ đó đánh giá về chất lượng để cải thiện phần mềm hệ thống. Đội ngũ tester chất lượng sẽ giúp cho sản phẩm đến tay khách hàng được hoàn thiện với ít rủi ro và sự cố nhất.
Chuyên gia phân tích hệ thống (System Analyst):
Đây là vị trí chuyên viên phân tích, triển khai, thực hiện hóa và bảo trì các hệ thống phần mềm. Cụ thể hơn, có thể là thiết kế hệ thống máy tính, hoặc sắp xếp lại hệ thống máy tính của công ty sao cho hiệu suất và hiệu quả được tốt nhất.
Quản trị cơ sở dữ liệu – Database Administrator:
Là một ngành đang được phát triển mạnh mẽ và tạo ra nhiều cơ việc làm thú vị. Với công việc chính là quản lý, sắp xếp và xử lý hệ thống cơ sở dữ liệu của công ty thông qua các phần mềm quản trị. Hiện nay, đa phần các công ty và doanh nghiệp đều lưu các cơ sở dữ liệu trên các hệ thống phần mềm máy tính. Đây là công việc khá hấp dẫn mà các bạn có thể làm sau khi học CNTT.
Nhà quản lý hệ thống thông tin – Information System Manager:
Giống như cái tên, đây là công việc của một người quản lý. đây là công việc phù hợp với những bạn đã từng có cơ hội thử sức với vị trí quản lý hoặc cố vấn. Ở vị trí này, bạn sẽ quản lý lập trình viên, chuyên gia máy tính và các nhà phân tích hệ thống phần mềm. Đòi hỏi ở bạn kỹ năng quản lý và bao quát.
Chuyên gia mật mã – Cryptographer:
Là ngành nghề có cơ hội lớn. bạn có thể trở thành những chuyên gia tư vấn mật mã, làm việc tại Chính phủ hoặc các doanh nghiệp tập đoàn lớn. Công việc của bạn là mã hóa dữ liệu, Thiết kế hệ thống mật mã, phá vỡ hệ thống mật mã. Hoặc các công việc vốn thuộc về các kỹ sư bảo mật và quản trị mạng như là nghiên cứu hệ thống mật mã.
Quản trị mạng – Network Administrator:
Đây là công việc của các nhân viên quản trị hệ thống mạng của một công ty hoặc một doanh nghiệp. Ở đây, họ sẽ điều hành, quản lý, bảo trì và xử lý sự cố hệ thống mạng của tổ chức. Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet hiện nay, đây được coi là ngành nghề gia tăng việc làm trong thời gian tới.
Kỹ sư phần mềm – Software Engineer:
Với ngành nghề này, sau khi tốt nghiệp CNTT bạn sẽ thực hiện các công việc thiết kế hệ thống phần mềm. phân tích nhu cầu mà mục đích sử dụng của người dùng, bạn tạo ra những ứng dụng đáp ứng lại những nhu cầu đó. Dựa vào các nguyên lý, bạn sẽ phân tích, thiết kế và phát triển các phần mềm. Các kỹ năng của một kỹ sư phần mềm sẽ được thực hành khá nhiều vào thời gian thực tập của bạn vào những năm cuối đại học cao đẳng. Đó cũng chính là những điều mà nhà tuyển dụng mong đợi ở một kỹ sư phần mềm.
Quản trị Web – Webmaster:
Tại vị trí này, bạn sẽ quản lý, duy trì và phát triển các tài nguyên của trang web. Cụ thể, bạn sẽ thực hiện các công việc như thiết kế và xây dựng trang web; tạo nên những tài nguyên mới cho trang web, quản lý và sao lưu cơ sở dữ liệu của công ty trên trang web. Bên cạnh đó, bạn sẽ tạo nên hiệu ứng để có nhiều lượt click và truy cập vào trang web.
Kỹ thuật viên máy tính – Computer Technicians:
Là những nhân viên sẽ đảm nhiệm công việc cài đặt, sửa chữa, khắc phục sự cố của hệ thống phần mềm và máy tính. Công nghệ ngày càng phát triển, do đó các thiết bị liên quan cũng ngày càng phức tạp hơn bao giờ hết. Đòi hỏi những kỹ thuật viên máy tình phải có kỹ năng và chuyên môn nhất định. đây cũng chính là ngành nghề sẽ phát triển ngày một mạnh mẽ.
Chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật – Technical Writer:
Đây là công việc khá thú vị khi bạn có cơ hội làm việc trong Chính phủ hoặc các viện nghiên cứu về kỹ thuật phần mềm và máy tính. Thực hiện các công việc chuyển thông tin kỹ thuật thành những văn bản hướng dẫn, những bản tóm tắt và dễ hiểu.
Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án CNTT (Project manager,..):
Đây tiếp tục là một công việc giúp bạn thể hiện được năng lực và kỹ năng quản lý của bản thân. Không chỉ là người trực tiếp thực hiện các dự án, bạn sẽ quản lý và điều phối từ các khâu thực hiện, quy trình thực hiện và vai trò của các thành viên trong dự án đó. Mục đích là một dự án CNTT hoàn hảo và thành công, mang lại lợi ích thực tế. Ở vị trí này, đòi hỏi bạn là một người có chuyên môn và kinh nghiệm mới có thể bao quát và điều phối dự án.
Giảng dạy và nghiên cứu về CNTT các cơ sở đào tạo:
Tất nhiên, để đào tạo nên những lập trình viên tương lai, nhất định không thể thiếu những giảng viên dày dặn kinh nghiệm. Đây sẽ là một ngành mang định hướng an toàn cho các bạn sinh viên yêu thích sự ổn định.
Các ngành nghề liên quan đến các chuyên ngành CNTT ngày càng rộng mở phát triển mạnh mẽ, không chỉ ở thị trường trong nước. Bất cứ ngành nghề nào cũng cần đến sự ứng dụng từ CNTT, do đó thị trường nhân lực chưa bao giờ từ chối các kỹ sư ngành CNTT.
Ưu điểm khi học Công nghệ thông tin tại Đại học FPT
Như đã nói, về cơ bản, các trường đại học đều có hệ thống chuyên ngành CNTT và chương trình đào tạo tương đối giống nhau. Tuy nhiên, môi trường đào tạo và cơ hội phát triển cho sinh viên cũng sẽ phụ thuộc phần lớn cách thức giảng dạy ở ngôi trường đó.
Tại Đại học FPT, trường có chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chú trọng việc đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên. Đồng thời phát triển kỹ năng mềm cùng định hướng đầu ra đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Cụ thể, sinh viên sẽ được thực hành và thể hiện năng lực tại các doanh nghiệp và công ty ngay từ năm 3 đại học. Sự kết hợp này giúp cho sinh viên sớm được rèn rũa những kiến thức được học từ sách vở. Biến những điều đó dần đi vào thực tế và nâng cao kỹ năng bản thân. Chính vì lý do này mà ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên đã có ít nhất 1 năm kinh nghiệm học tập và làm việc tại các doanh nghiệp. Cơ hội việc làm cho sinh viên rộng mở hơn.
Không chỉ chú trọng tới những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành. Đại học FPT tạo cơ hội cho sinh viên phát triển mạnh về kỹ năng mềm. Như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, hay kỹ năng lãnh đạo… Đặc biệt, chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế với sự trang bị song song 2 ngoại ngữ (Anh – Nhật), giúp sinh viên có thêm nhiều cơ hội thể hiện bản thân hơn. Học tập tại đây, sinh viên 100% có cơ hội du học ngắn hạn tại nhiều quốc gia. Và sau khi tốt nghiệp, sinh viên hoàn toàn có thể tự tin làm việc ở bất cứ đâu trên thế giới.
Môi trường học tập với không gian mở, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng và phục vụ đầy đủ cho nhu cầu học tập của sinh viên. Bên cạnh đó, Đại học FPT liên kết với các trường đại học trên thế giới, hàng năm đón tiếp và trao đổi hàng trăm du học sinh. Tạo môi trường học tập lành mạnh, thúc đẩy sự giao lưu cùng học hỏi trong sinh viên. Cũng là tạo điều kiện để sinh viên Việt Nam làm quen dần với tư duy và phong cách làm việc của người nước ngoài. Dễ dàng hòa nhập nếu như sinh viên có cơ hội làm việc trên trường quốc tế.
Thực tế đã chứng minh, hiện nay, việc bạn học ở trường đại học cao đẳng nào, tốt nghiệp bằng loại gì không còn quá quan trọng nữa. Các nhà tuyển dụng sẽ quan tâm nhiều hơn đến năng lực của bạn đến đâu. Hiệu quả công việc mà bạn làm được là gì? Do đó, việc của bạn là lựa chọn một môi trường học tập và rèn luyện phù hợp với bản thân. Ở đó, bạn không chỉ được học những kiến thức sách. Mà môi trường học tập sẽ rèn rũa bạn trở nên tốt hơn, phát triển bản thân một cách tốt nhất. Và sau khi tốt nghiệp đại học, bạn sẽ có những trang bị tốt nhất để gia nhập vào thị trường lao động một cách đầy tự tin.
Tóm kết
Xu thế phát triển của Công nghệ thông tin ngày càng đi lên, ngành học và công việc ngay sau khi ra trường cũng sẽ phát triển mạnh mẽ. Đại học FPT là một trong những môi trường đào tạo tốt nhất về chuyên ngành CNTT. Đây là sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời nếu như bạn muốn trở thành một lập trình viên năng động, sáng tạo và nhiều kinh nghiệm.
– Diệu My –