Nhắc đến ĐH FPT, bạn cho rằng đó là một trường chỉ dành cho “hội con nhà đại gia”? Hãy thử đến trường tôi một lần, bạn sẽ nghĩ khác ngay.
Môi trường học khác biệt
“Học hết sức nhưng cũng cần biết chơi hết mình”, đó là điều tôi cảm nhận được khi là “thần dân” ĐH FPT.
Học FPT cho tôi cảm nhận thật khác biệt: môi trường học cởi mở, thân thiện, cơ sở vật chất “xịn” với phòng học có máy chiếu, điều hòa, wifi phủ sóng toàn trường, thư viện có nhiều giáo trình hay bằng tiếng Anh phiên bản cập nhật mới…
Mỗi lớp học ở trường chỉ khoảng 20-30 người nên sinh viên dễ tiếp thu bài và có thể giơ tay hỏi bài vở thoải mái cùng thầy cô. Trường còn luôn khuyến khích sinh viên nghĩ khác, làm khác, tạo mọi điều kiện để bạn được thể hiện và khám phá bản thân.
Ngoài kiến thức chuyên ngành, sinh viên ĐH FPT được chú trọng phát triển cá nhân toàn diện qua chương trình đặc biệt như: đào tạo kỹ năng mềm, tháng rèn luyện tập trung, học sử dụng nhạc cụ dân tộc, dạy Vovinam.
Chính vì thế, sinh viên thường tạo được ấn tượng với các nhà tuyển dụng nhờ sự tự tin, mạnh dạn, dám nghĩ dám làm của mình.
Tôi “kết” ĐH FPT vì chương trình học dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh, đó là điểm khác biệt giữa trường với các trường đại học khác trong nước.
Ra trường là phải nói được tiếng Anh
Ngay từ năm đầu, nếu chưa đạt chứng chỉ IELTS từ 6.0 hoặc TOEFL iBT từ 80 trở lên, sinh viên sẽ được tham gia học tiếng Anh dự bị trước khi học chuyên ngành. Tùy theo năng lực, thời gian học của sinh viên có thể kéo dài từ 2 tháng đến một năm.
Học ở Đại học FPT, tôi nhận ra để học tốt ở trường, tôi phải liên tục dùng tiếng Anh. Nên ngoài giờ học trên lớp, tôi luôn ý thức tự học để trau dồi thêm vốn tiếng Anh cho mình. Tôi tin sau 4 năm học ở trường FPT, tôi nói được tiếng Anh thông thạo.
Học tập ở nước ngoài – kỳ học trải nghiệm tuyệt vời
Trong hàng loạt các chương trình học, hoạt động ngoại khóa, tôi thích nhất là học kỳ học tập ở nước ngoài qua chương trình trao đổi sinh viên của ĐH FPT.
Có hơn 60 đối tác đến từ 27 quốc gia trên toàn thế giới hiện đã thiết lập quan hệ với ĐH FPT và thường xuyên gửi sinh viên quốc tế sang Việt Nam cũng như đón nhận sinh viên ĐH FPT đến học tập, làm việc và giao lưu văn hóa.
Sinh viên ĐH FPT được đăng ký ít nhất một học kỳ (4 tháng) ra nước ngoài để học ngoại ngữ, chuyên ngành hoặc trao đổi văn hóa.
Những bạn nào muốn được đi trao đổi văn hóa thì cố gắng học tập để có một điểm số ổn, đây chính là một trong những điều kiện quan trọng nhất giúp bạn được chọn.
Ngoài việc được trau dồi kiến thức chuyên ngành, tăng khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, kỳ học nước ngoài cho bạn cơ hội kết bạn và giao lưu văn hóa với rất nhiều người bạn đến từ khắp nơi trên thế giới.
Sinh viên được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế
Nắm trong tay với tiếng Anh kha khá và các kỹ năng cơ bản của ngành học, tôi được gửi vào làm thực tập sinh trong các công ty thành viên của tập đoàn FPT trong vòng 4-8 tháng, thông qua chương trình thực tập bắt buộc (on job training) khi là sinh viên năm thứ 3.Chương trình đào tạo của ĐH FPT gắn liền với doanh nghiệp, giúp sinh viên luôn tự tin khi ra trường.
Trong thời gian thực tập này, tôi được huấn luyện về công việc tương lai, tham gia vào các dự án thật của công ty như một nhân viên thực thụ.
Ngoài ra, trường cũng tổ chức nhiều hội thảo tuyển dụng với nhiều công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước, đây là một điều cực kỳ tốt mà ĐH FPT dành cho sinh viên.
Thông qua một chương trình liên kết, tôi may mắn “săn” được một khóa thực tập có lương tại Đức. Cơ hội ấy là một bàn đạp quan trọng giúp tôi có thêm kiến thức, kỹ năng hữu ích cho những dự định tương lai.
Ra trường không lo thất nghiệp
Đặc biệt kinh nghiệm và kiến thức quý báu từ thời gian thực tập bắt buộc giúp sinh viên ra trường đều có một sản phẩm đồ án tốt nghiệp có tính thực tiễn cao. Một số đồ án còn được phát triển thành các sản phẩm khởi nghiệp, kinh doanh.Kiến thức chuyên ngành ổn, chương trình học đào tạo sát với thực tế; được tiếp xúc với các doanh nghiệp từ sớm, cơ hội việc làm của sinh viên Đại học FPT rộng mở nhờ mạng lưới đối tác doanh nghiệp rộng lớn của nhà trường.
Có lẽ vì thế ĐH FPT là một trong những trường được các doanh nghiệp đánh giá cao với những con số ấn tượng: 95% sinh viên ĐH FPT ra trường có việc làm, mức lương bình quân 8,3 triệu đồng/tháng, 15% sinh viên đi làm tại nước ngoài…
Là một sinh viên sắp ra trường với vốn tiếng Anh kha khá cùng kinh nghiệm “chinh chiến” qua hàng loạt hoạt động, phong trào trong trường, tôi tự tin mình sẽ lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng.
Theo Tuổi trẻ
Năm 2018, Đại học FPT tuyển sinh các chuyên ngành: Kỹ thuật phần mềm; An toàn thông tin; Khoa học máy tính; Quản trị kinh doanh; Quản trị khách sạn; Kinh doanh Quốc tế; Ngôn Ngữ Anh; Ngôn Ngữ Nhật; Ngôn ngữ Hàn; Ngôn ngữ Trung; Truyền thông đa phương tiện; Thiết kế đồ họa theo hình thức tham gia kỳ thi tuyển sinh ngày 13/5.
Thí sinh có điểm 3 môn trong hai học kỳ cuối THPT đạt 21 điểm* trở lên xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Trường ĐH FPT (riêng ngành An toàn thông tin và Khoa học máy tính đạt 24 điểm* trở lên) đủ điều kiện miễn thi kỳ thi tuyển sinh đầu vào của trường.