Học ngành Kỹ Thuật Phần Mềm ở đại học nào tốt nhất?

Ngành Kỹ thuật phần mềm là một trong số ít những ngành được dự báo sẽ khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai, lại là ngành có sức hút với những ai yêu thích và muốn nắm bắt những bước phát triển công nghệ vượt bậc. Đối với các bạn học sinh trong giai đoạn chọn ngành chọn trường chắc chắn đang rất quan tâm những trường đại học có ngành kỹ thuật phần mềm để có thể tham khảo và lựa chọn.

Ngành Kỹ thuật phần mềm tuy không phải là ngành mới nhưng hiện tại các trường đại học thường đưa vào nội dung đào tạo của ngành Công nghệ thông tin. Nhắc đến các trường đại học có ngành Kỹ thuật phần mềm nổi bật thì có thể nhắc đến 3 trường đại học sau:

  1. Trường Đại học FPT

Là trường Đại học được ra đời từ trong lòng doanh nghiệp, Đại học FPT vẫn là nơi cung ứng nguồn nhân lực công nghệ cao cho chính tập đoàn FPT và các tập đoàn, công ty lớn trong và ngoài nước. Không ít sinh viên ra trường hàng năm tự khởi nghiệp bằng một công ty giải pháp công nghệ và quay lại trường để tuyển dụng sinh viên.

Tính quốc tế trong chương trình đào tạo của các trường đại học nên được xem là một yếu tố quan trọng.

Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Phần mềm của Trường Đại học FPT được thiết kế tích hợp cân bằng giữa kiến thức nền tảng với công nghệ, kỹ thuật mới gồm: Các kiến thức về khoa học cơ bản của nhóm ngành CNTT; Quy trình phát triển phần mềm, từ phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích đến thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm; Quản lý dự án phần mềm cùng các ứng dụng CNTT; Cân bằng giữa lý thuyết với ứng dụng thực hành. Đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn toàn cầu về nguồn nhân lực Công nghệ Thông tin chất lượng cao.

Tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm tại trường Đại học FPT, bạn có chuyên môn vững, kinh nghiệp phong phú để tham gia vào các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất phầm mềm: Lập trình viên, Kỹ sư cầu nối, Kiểm thử phần mềm, Đảm bảo chất lượng phần mềm, Quản trị dự án(PM), Giám đốc kỹ thuật.

“Đại học FPT đã cho mình những kiến thức nền tảng rất quý giá, một môi trường học tập tuyệt vời nơi mình có thể thoải mái cạnh tranh trong học tập, xoắn quẩy các thầy cô. Việc học tài liệu và giáo trình 100% tiếng Anh làm mình phải cố hết sức để phát triển khả năng ngoại ngữ. Điều này giúp mình rất nhiều trong việc đi du học và làm việc nước ngoài sau này” – cựu sinh viên Phạm Huy Hoàng, Cựu sinh viên ngành Kỹ thuật Phần mềm, Senior Front-end Engineer tại Algomerchant – Singapore, Hot Blogger Tôi đi Code dạo – chia sẻ.

2. Đại học Công nghệ thông tin (thuộc ĐHQG TP.HCM)

Chương trình đào tạo hướng đến đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao đạt trình độ khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực ngành công nghiệp công nghệ thông tin trong cả nước.

Sinh viên tốt nghiệp chương trình Kỹ sư ngành Kỹ thuật phần mềm phải đáp ứng các yêu cầu: Có kiến thức cơ bản vững vàng, trình độ chuyên môn giỏi, kỹ năng phát triển phần mềm chuyên nghiệp, có năng lực nghiên cứu và tư duy sáng tạo; Nắm vững quy trình xây dựng phát triển phần mềm, có khả năng triển khai xây dựng các hệ thống ứng dụng tin học và phân tích, thiết kế xây dựng các phần mềm có giá trị thực tiễn cao, có tính sáng tạo; Có trình độ tiếng Anh tốt, có thể giao tiếp, làm việc với các chuyên gia, đồng nghiệp nước ngoài; Khoá luận tốt nghiệp có thể ươm mầm cho các phần mềm trong tương lai.

3. Đại học Công nghệ

Chương trình đào tạo các kỹ sư ngành Kỹ thuật máy tính với nền tảng mạnh về khoa học và công nghệ liên quan, có khả năng:

  • Thiết kế hệ thống dựa trên nền tảng máy tính bao gồm cả phần cứng lẫn phần mềm;
  • Phát triển sự hiểu biết và khả năng áp dụng khoa học cơ bản, toán học, khoa học điện, điện tử và tin học vào thực tiễn của ngành Kỹ thuật máy tính;
  • Phát triển kiến thức và kỹ năng cần có cho nghề nghiệp tương lai trong ngành Kỹ thuật máy tính;
  • Hiểu về các tương tác giữa ngành Kỹ thuật máy tính với xã hội, kinh doanh, công nghệ, và môi trường.

Công nghệ vẫn luôn thay đổi từng ngày, một môi trường đại học tốt cho ngành Kỹ thuật phần mềm là sinh viên có nhiều cơ hội được tiếp cận công nghệ mới qua chương trình giảng dạy, giáo trình, các hoạt động ngoại khoá như hội thảo, tham quan doanh nghiệp… Bên cạnh đó, các kỹ sư phần mềm tương lai còn cần những hoạt động kỹ năng và trau dồi ngoại ngữ để có thể làm việc tại các công ty ngoài lãnh thỗ Việt Nam.

Sau khi đã xác định chọn trường đại học có ngành Kỹ thuật phần mềm, thí sinh vần quan tâm những yếu tố trên để có thể phát triển toàn diện cả kiến thức và kỹ năng trong 4 năm học đại học của mình.

FU HCM