“Khát” nhân lực IoT trình độ cao
Sự phát triển của khoa học – công nghệ đã khiến thị trường lao động ngày càng xuất hiện nhiều ngành nghề mới chưa từng có. Mạng lưới kết nối vạn vật (IoT – Internet of Things) là một trong những lĩnh vực như vậy. Mới xuất hiện nhưng nó đã cho thấy những tiềm năng lớn về nhu cầu phát triển nhân lực.
Theo báo cáo “Nghề nghiệp của tương lai” do Diễn đàn Kinh tế Thế giới ấn hành năm 2018, 85% công ty được hỏi có khả năng hoặc đã mở rộng việc phân tích dữ liệu lớn (Big Data) của người dùng. Cũng với một tỷ lệ tương tự như vậy các công ty cho biết đã đầu tư vào các công nghệ như mạng lưới kết nối vạn vật (IoT), thị trường ứng dụng và web, điện toán đám mây…
Còn theo thống kê của tạp chí Forbes, một tìm kiếm nhanh trên LinkedIn – mạng xã hội chuyên dùng cho công việc – có thể thu về hơn 11 000 kết quả việc làm có đề cập đến IoT.
Rõ ràng IoT không còn là công việc của tương lai mà chính là công việc của hiện tại. Với nhu cầu phát triển to lớn, thị trường nhân lực của ngành hứa hẹn sẽ còn tiếp tục bùng nổ trong những năm tới.
Đó là về số lượng, còn về thu nhập, IoT cũng là ngành mang lại khoản lương đáng kể cho những người trong ngành. Theo khảo sát của website payscale.com, mức lương của kỹ sư IoT có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành công nghệ thông tin. Ở Mỹ, một kỹ sư IoT trung bình nhận được 110.000 USD/năm. Ở Anh là 49.000 USD, còn ở Đức là hơn 62.000 USD.
Tại Việt Nam, từ năm 2017, cụm từ “Internet kết nối vạn vật” đã thường xuyên được nhắc đến trong các hội thảo khoa học, diễn đàn kinh tế hay chương trình đối thoại. Một số doanh nghiệp hàng đầu về công nghệ đã triển khai những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực này.
Trong phát biểu tại Hội thảo và Triển lãm quốc tế về Smart IoT Việt Nam hồi tháng 10/2018 với chủ đề “Hiện thực hóa tiềm năng và khai phá thị trường Internet vạn vật (IoT) của Việt Nam”, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: “Chiến lược của Việt Nam đến năm 2020 là về cơ bản mỗi hộ gia đình Việt Nam có một đường truyền cáp quang, mỗi người dân một máy smartphone và hạ tầng di động 5G phủ rộng, ưu tiên cho IoT trước. Khi đó, Việt Nam sẽ là một trong số ít nước đảm bảo tốt cho hạ tầng kết nối IoT”.
Và đương nhiên, để hiện thực hóa khát vọng đó, Việt Nam sẽ cần một số lượng lớn kĩ sư IoT. Thế nhưng, do là chuyên ngành mới, thiếu cơ sở đào tạo nên thị trường vẫn đang “khát” nhân lực trình độ cao.
Học ngành hot IoT ở đâu?
Theo thống kê sơ bộ, hiện nay đã có một số cơ sở giáo dục đại học đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo các ngành, chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực IoT như: Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học FPT, ĐH Điện lực, ĐH Quy Nhơn, ĐH Bách khoa TP.HCM…
Trong đó, với ĐH Bách khoa Hà Nội, theo công bố tuyển sinh đại học chính quy năm 2019, ngôi trường nằm trong Top đầu về đào tạo ICT này đã cho biết “Hệ thống nhúng thông minh và IoT” là 1 trong 7 chương trình đào tạo mới của trường. ĐH Bách khoa Hà Nội cũng cho hay, hiện nay cùng với xu thế dịch chuyển sang nền kinh tế số, thị trường nhân lực Nhật Bản đang có nhu cầu rất lớn về nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực thiết kế điện tử nói chung, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực hệ thống nhúng và IoT nói riêng. Vì thế, chương trình mới “Hệ thống nhúng thông minh và IoT” của ĐH Bách khoa Hà Nội được thiết kế với định hướng đáp ứng nhu cầu nhân lực làm việc tại Nhật Bản hoặc các Công ty Nhật Bản tại Việt Nam.
Đối với ĐH FPT, năm 2019 cũng là năm đầu tiên trường tuyển sinh chuyên ngành IoT. Theo chia sẻ cua TS. Lê Trường Tùng – Chủ tịch ĐH FPT, mở các chuyên ngành mới, trong đó có chuyên ngành IoT, ĐH FPT muốn tạo môi trường đào tạo mang phong cách số để cho ra những lứa sinh viên số – Digital Student đáp ứng nhu cầu nhân lực số đang tăng mạnh từ thị trường nhân sự Việt Nam và thế giới.
Hiện tại, Đại học FPT đã công bố Quy chế tuyển sinh và nhận hồ sơ xét duyệt học bổng với mức ưu đãi từ 50% – 100%+. Thí sinh quan tâm đến chuyên ngành IoT của ĐH FPT, có thể tìm hiểu thông tin về chuyên ngành mới này trên website của trường tại địa chỉ: https://daihoc.fpt.edu.vn.
Đại diện Đại học FPT cũng cho biết, trong năm đầu tiên mở tuyển sinh chuyên ngành mới IoT, trường đã giải quyết khó khăn bằng cách đưa giáo trình của nước ngoài về Việt Nam giảng dạy. Những giáo trình này đều đã đạt chuẩn của Hiệp hội Máy tính (ACM), chuẩn đào tạo kỹ sư phần mềm của Accreditation Board for Engineering and Technology (ABET – Mỹ) và Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA).
Đặc biệt, chương trình học được xây dựng trên cơ sở các dự án thực tế. Sinh viên được thực hành trực tiếp trên các thiết bị kết nối, mang lại môi trường thật nhất để thông hiểu kiến thức và tích lũy kinh nghiệm. Nhiều giảng viên của chương trình cũng đã được đào tạo bài bản tại Mỹ, Nhật Bản, Singapore…
Thêm vào đó, ĐH FPT còn sở hữu lợi thế mà các ĐH đào tạo cùng chuyên ngành không có được: trường được xây dựng trên nền tảng một tập đoàn công nghệ tiên tiến nên kiến thức giảng dạy được cập nhập liên tục, sinh viên có nhiều cơ hội tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế. rường cũng sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy, giúp người học có thêm lợi thế để làm tốt công việc cả ở trong và ngoài nước.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ trở thành các kĩ sư, chuyên gia về IoT, có khả năng triển khai các dự án về nhà thông minh (smart home), thành phố thông minh (smart city), dịch vụ sức khỏe, tài chính, y tế…