Những lợi thế khi học ngành Tài Chính tại ĐH FPT?

Ngành Tài chính đã có lịch sử phát triển từ khá lâu và có nhu cầu nhân lực phụ thuộc vào từng giai đoạn của nền kinh tế, và luôn đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong bối cảnh thời 4.0, sự kết hợp giữa tài chính và công nghệ (Fintech) sẽ tạo ra những vị trí công việc mới, mang đến nhiều cơ hội cho các cử nhân ngành Tài chính. Mức lương trung bình của sinh viên mới ra trường trong ngành này là khoảng 7-12 triệu đồng. Với các vị trí chuyên sâu hơn như kiểm toán, ngân hàng, bảo hiểm… mức lương khởi điểm có thể cao hơn, từ 15 triệu đồng trở lên. (Theo chia sẻ của cô Đỗ Thị Thanh Huyền – trưởng ngành Tài chính Đại học FPT Hà Nội)

Chính vì thế, nhiều thí sinh 2k3 đã lựa chọn chuyên ngành Tài Chính tại trường ĐH FPT để gửi gắm tương lai. Dưới đây là những lý do làm nên sự khác biệt của chuyên ngành Tài Chính tại trường ĐH FPT:

Chất lượng đào tạo được kiểm định quốc tế

Hiện tại, ngành Tài chính của trường Đại học FPT đã được kiểm định ACBSP (Accreditation Council for Business Schools and Programs), toàn bộ chương trình học áp dụng theo chuẩn quốc tế mang đến cho sinh viên trường cơ hội được đánh giá tương đương với sinh viên quốc tế.

Đội ngũ giảng viên ngành Tài chính đều từng học tập ở nước ngoài và có trình độ chuyên môn cao, vừa có kinh nghiệm giảng dạy và thực tế để chia sẻ về học thuật cũng như kiến thức mở rộng hơn với sinh viên.

 

Nhiều trải nghiệm thực tế cho sinh viên

Đại học FPT luôn hướng tới việc đào tạo mang tính trải nghiệm. Bên cạnh việc học trên lớp, sinh viên liên tục có cơ hội tham gia các CLB về học thuật. Nhà trường hoặc các thầy cô thường xuyên mời thêm các khách mời từ doanh nghiệp đến chia sẻ theo môn học. Ngoài ra còn có các cuộc thi theo từng chuyên ngành, chẳng hạn khối ngành Kinh tế có cuộc thi “Tìm kiếm tài năng kinh doanh – FPT Edu Biz Talent”, giúp các bạn có cơ hội trải nghiệm, cọ sát, tăng độ tự tin.

Bên cạnh các chuyên ngành, khoa Quản trị Kinh doanh còn có 2 trung tâm là: Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp nhằm giúp các bạn sinh viên thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp, dự án khởi nghiệp, kết nối doanh nghiệp liên quan đến khởi nghiệp; Và Trung tâm nghiên cứu để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học ngành QTKD nói chung và Tài chính nói riêng. Đây là 1 lợi thế mà không nhiều trường Đại học ở Việt Nam hiện nay có được.

Chú trọng ngoại ngữ với nhiều cơ hội học tập nước ngoài

Ở Đại học FPT học liệu đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh giúp sinh viên dễ dàng cập nhật các thông tin tài chính mới trên thế giới, tự tin sử dụng ngoại ngữ để làm việc và giao tiếp trong môi trường toàn cầu. Sau khi kết thúc chương tình học 4 năm, các bạn có thể thích nghi và làm việc ở bất kỳ môi trường công ty nào, có thể là trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hoặc tiếp tục học tập ở nước ngoài.

Hiện nay, phòng Phát triển cá nhân ĐH FPT còn có thêm mảng IC – hợp tác quốc tế, có quan hệ hợp tác với hơn 86 trường tại hơn 33 quốc gia, tạo ra rất nhiều cơ hội giao lưu, học tập và trải nghiệm cho sinh viên trong môi trường quốc tế.

 Rèn luyện kỹ năng mềm

Sinh viên Đại học FPT thường xuyên được trau dồi kỹ năng mềm và thể hiện bản thân qua các hoạt động, sự kiện do chính các bạn tự tổ chức.

ĐH FPT có Phòng Phát triển cá nhân với những nhiệm vụ như tổ chức các khoá học không nằm trong chương trình học chính khoá như quản lý tài chính cá nhân hay các khoá học về cảm thụ nghệ thuật… giúp phát triển kỹ năng mềm. Cùng sinh viên tổ chức các hoạt động sự kiện, có thể do chính sinh viên làm ban tổ chức, tự tuyển thành viên, tự truyền thông. Qua những hoạt động như vậy, các bạn có thể cân bằng với thời lượng học tập và bộc lộ nhiều thế mạnh của bản thân.

Bên cạnh đó, nhà trường và các CLB thường xuyên có các hoạt động văn hoá, giải trí giúp sinh viên không chỉ học tập mà còn thư giản và phát huy những tài năng nghệ thuật sau những giờ học chuyên môn.

Chương trình thực tập doanh nghiệp OJT

Một điểm khác biệt nữa của trường Đại học FPT là chương trình OJT (thực tập doanh nghiệp) kéo dài từ 4 đến 8 tháng ngay từ năm thứ 3. Đây là khoảng thời gian vàng để các bạn tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc thực tế, qua đó có thể tự đánh giá bản thân còn thiếu xót chỗ nào và dồn toàn lực bù đắp những lỗ hổng đó ở năm học cuối cùng.

Khung chương trình ngành Tài chính ở Đại học FPT được xây dựng theo 2 hướng: tài chính đầu tư và tài chính doanh nghiệp. Ở học kỳ chuyên ngành đầu tiên, các bạn sinh viên đều được học các môn cơ bản tổng quan về kinh tế, nhập môn kế toán, tài chính, thẩm định đầu tư…

Với chuyên ngành hẹp Tài chính đầu tư, sinh viên được học các môn như mua bán sát nhập, đầu tư thu nhập cố định, quản lý đầu tư… Còn với chuyên ngành hẹp Tài chính doanh nghiệp, sinh viên được học các môn như quản lý thuế trong doanh nghiệp, rủi ro tài chính trong doanh nghiệp…

Quý phụ huynh và các bạn học sinh 12 quan tâm chuyên ngành Tài Chính có thể đăng ký ngay để được tư vấn và hướng dẫn thủ tục xét tuyển vào trường Đại học FPT.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC FPT 2021

 

Đăng ký trực tuyến vào Đại học FPT