Tiến sĩ kinh tế phân tích ưu thế ngành logistics mùa tuyển sinh 2024

Một trong số ngành học thuộc nhóm ngành kinh tế – quản trị được nhiều thí sinh quan tâm trong kỳ thi tuyển sinh là logistics (chuỗi cung ứng) với nhiều ưu điểm.

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Phương Linh (Giảng viên Khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học FPT) chia sẻ: “Tại Việt Nam, tôi nhìn nhận sinh viên học ngành logistics có ưu thế ở 3 ‘đầu’ là đầu ra, đầu tiên và đầu tư”.

logistic fpt 1
Ngành logistics tại Việt Nam có nhiều cơ hội cho nhân sự trẻ, vững chuyên môn.

Logistics là ngành học đảm bảo đầu ra

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), Việt Nam có hơn 3.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong mảng logistics và chuỗi cung ứng. Tốc độ phát triển của ngành những năm gần đây đạt khoảng 14-16%, quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm, đứng thứ 64/160 nước và đứng thứ 4 khu vực ASEAN, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan. Nhiều chuyên gia kỳ vọng nước ta trở thành trung tâm logistics, cung ứng dịch vụ này cho khu vực.

Trong bối cảnh đó, nhu cầu về nguồn nhân lực logistics ở Việt Nam hiện nay khá lớn. Tuy nhiên, lượng nhân sự chất lượng làm việc trong ngành này vẫn chưa đủ đáp ứng trong nhiều năm tới. Điều này tạo nên lợi thế cạnh tranh và đảm bảo đầu ra cho sinh viên sớm lựa chọn theo học bài bản về quản lý logistics và chuỗi cung ứng.

logistic fpt 2
Những sinh viên muốn theo đuổi lĩnh vực logistics đầy tiềm năng nên học chuyên sâu từ đại học.

Bước đi tiên phong từ đại học

Tiếp theo là vấn đề “đầu tiên”. Theo TS Nguyễn Hoàng Phương Linh, trước đây quản lý logistics và chuỗi cung ứng ít có chương trình đào tạo chuyên sâu ở bậc đại học tại Việt Nam, trong khi đó đây lại là ngành đóng vai trò xương sống của nền kinh tế.

Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành khác khi ra trường lựa chọn làm việc trong mảng logistics buộc phải tự tìm hiểu, theo học các khóa đào tạo ngắn hạn, hoặc chấp nhận việc công ty đào tạo lại từ đầu. Điều này gây mất thời gian, công sức của cả hai bên và sinh viên khó tận dụng được cơ hội thăng tiến, phát triển nhanh trong lĩnh vực này.

Vì thế, việc thí sinh lựa chọn học ngành logistics ngay từ bậc đại học sẽ là một bước đi tiên phong, phù hợp với xu hướng của nhiều nước tiên tiến trên thế giới, rút ngắn khoảng chênh năng lực của sinh viên mới ra trường và nhu cầu của doanh nghiệp.

logistic fpt 3
Sinh viên Trường Đại học FPT tham quan trải nghiệm tại Công ty Cổ phần Logistics U&I.

Học logistics – ngành học đầu tư sự trải nghiệm

Cũng theo TS Nguyễn Hoàng Phương Linh, logistics là ngành đặc thù đòi hỏi sự cân bằng giữa kiến thức trên lớp và trải nghiệm thực tế. Bản thân chương trình đào tạo cần có các khóa thực tập, tham quan công ty, khảo sát thị trường.

Qua những trải nghiệm thực tế đó, sinh viên ngành được đầu tư kỹ năng quản lý, có hiểu biết về luật, thuế quan, chính sách, có kỹ năng ngoại ngữ trao đổi khách hàng, kỹ năng mềm xử lý tình huống… Tất cả đều là những khoản “đầu tư” thời gian, công sức xứng đáng trong quá trình học tập, giúp các bạn ra trường trở thành nhân sự chất lượng mà nhiều doanh nghiệp toàn cầu đang tìm kiếm.

logistic fpt 5
Sinh viên Trường Đại học FPT tham gia workshop rèn luyện kỹ năng phỏng vấn trong Ngày hội Tuyển dụng FPTU.

Ví dụ như tại Trường Đại học FPT, sinh viên logistics sẽ có những trải nghiệm như thực hành dự án khởi nghiệp; trải nghiệm công nghệ tiếp cận thực hành với SAP, hiểu về hệ thống quản trị các nguồn lực của doanh nghiệp ERP; trải nghiệm môi trường quốc tế với các môn chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh và cơ hội học trao đổi nước ngoài; tham gia các cuộc thi về nghiên cứu khoa học, hội thảo quốc tế, seminar nghiên cứu trong và ngoài nước; tham quan doanh nghiệp và thực tập tại các doanh nghiệp về logistics, xuất nhập khẩu; tìm kiếm cơ hội việc làm ngay từ khi còn là sinh viên…

logistic fpt 6
Sinh viên kinh tế Trường Đại học FPT với đồ án là bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí quốc tế.

Với những ưu thế trên, các thí sinh đam mê khối ngành kinh tế có thể lựa chọn đặt nguyện vọng vào lĩnh vực đầy tiềm năng là logistics, trong đó Trường ĐH FPT là một lựa chọn đáng cân nhắc cho chuyên ngành này. Thí sinh đủ điều kiện nộp hồ sơ tuyển sinh vào Trường ĐH FPT khi thuộc đối tượng xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh Hệ đại học chính quy năm 2024 của trường; hoặc đạt xếp hạng top 50 theo học bạ THPT năm 2024. Chứng nhận xếp hạng THPT thí sinh thực hiện trên trang SchoolRank.fpt.edu.vn.

Ngoài ra, thí sinh có thể xét tuyển vào trường bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo tổ hợp môn Toán và 2 môn bất kỳ. Điểm trúng tuyển sẽ công bố cụ thể sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Theo Zing

Bài viết liên quan