Học quản trị kinh doanh có thể mở ra nhiều cơ hội việc làm nếu người học lựa chọn trường và có định hướng học tập đúng đắn ngay từ đầu.
Sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội tạo ra một môi trường kinh doanh sôi nổi, đồng thời kéo theo nhu cầu nhân sự rất lớn trong lĩnh vực này. Quản trị kinh doanh là ngành cung cấp được những kiến thức kinh tế, quản trị… bao quát cho người học mở ra nhiều cơ hội khi ra trường. Cử nhân quản trị kinh doanh có nhiều triển vọng nghề nghiệp: marketing, kinh doanh, nhân sự, quản lý doanh nghiệp. Kiến thức quản trị cũng có ý nghĩa sát sườn trong cuộc sống của mỗi người và có thể ứng dụng vào nhiều tình huống.
Thế nhưng, không ít người cho rằng học quản trị kinh doanh dễ thất nghiệp vì thị trường việc làm đã bão hòa, có quá nhiều người học quản trị kinh doanh mà thất nghiệp hoặc làm trái ngành, trái nghề.
Thực tế, nhu cầu nhân lực ngành quản trị kinh doanh chưa bao giờ cạn, chỉ có điều không phải ai học quản trị kinh doanh ra trường cũng đáp ứng được nhu cầu của công ty, doanh nghiệp.
Phùng Văn Tiến – cựu sinh viên ngành quản trị kinh doanh Đại học FPT, hiện đảm nhiệm vị trí giám đốc một chuỗi siêu thị – nhà hàng dịch vụ và quản lý một công ty con có gần 300 nhân viên cho rằng: “Các bạn trẻ nên có định hướng rõ ràng khi theo học quản trị kinh doanh và chọn lựa một môi trường học tập phù hợp nhất để chắc chắn có việc làm sau khi ra trường”.
“Khi học quản trị kinh doanh, mình đã chọn học tại Đại học FPT vì đây là trường đảm bảo chất lượng đầu ra cho sinh viên cũng như những chính sách – cách thức thu hút sinh viên giỏi như học bổng”, Tiến nói.
Lý do khiến chàng giám đốc trẻ tâm đắc với việc học của mình còn là Đại học FPT có môi trường học thật, thi thật rất nghiêm túc, học đi đôi với hành; cộng đồng sinh viên FPT sôi nổi, năng động.
“Qua các chương trình học tập tại doanh nghiệp mình đỡ bỡ ngỡ hơn vì được va vấp thực tế. Môi trường đa văn hóa với cộng đồng sinh viên quốc tế đa dạng của trường cũng là cơ hội tốt để mình giao lưu học hỏi, trau dồi ngoại ngữ và tự tin hơn”, Tiến chia sẻ thêm.
Sinh viên Quản trị kinh doanh tại Đại học FPT có từ một đến hai học kỳ được thực tập tại những doanh nghiệp là đối tác của trường. Đây là dịp để các bạn có thể học hỏi, khẳng định khả năng của mình sớm và thậm chí được tuyển dụng hoặc khởi nghiệp từ khi chưa ra trường. Nhà trường còn là bệ phóng giúp mỗi sinh viên tiếp cận việc làm dễ dàng hơn qua nhiều kênh: bộ phận hỗ trợ việc làm; các chương trình gặp gỡ – giao lưu với doanh nghiệp hoặc ngày hội việc làm cho sinh viên FPT ngay tại trường…
TS. Trần Ngọc Tuấn, Phó hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Với tiêu chí đào tạo gắn liền với nhu cầu doanh nghiệp, 98% sinh viên FPT ra trường có việc làm với mức lương trung bình 8.,3 triệu đồng/ tháng; 19% sinh viên tiếp tục ra nước ngoài làm việc, khởi nghiệp, học lên cao”.
“Nhà trường luôn nỗ lực để trang bị cho sinh viên những lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ. Đó là kiến thức, kỹ năng sống, ngoại ngữ, khả năng sử dụng công nghệ và khát vọng vươn lên trong thời đại toàn cầu hóa. Sinh viên FPT có thể tự tin làm việc không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới”, TS. Trần Ngọc Tuấn khẳng định.
Theo Zing
Năm 2017, Đại học FPT tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh theo hai hình thức: tham gia kỳ thi tuyển sinh ngày 14/5 hoặc đăng ký xét tuyển. Thí sinh có tổng điểm trung bình 3 môn trong 5 học kỳ liêp tiếp ở THPT từ 21 điểm trở lên (làm tròn đến một chữ số thập phân) xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Đại học FPT đủ điều kiện miễn thi kỳ thi tuyển sinh đầu vào của Trường Đại học FPT có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển về Trường.
Thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển vào trường Đại học FPT theo 1 trong 3 cách: Đăng ký xét tuyển trực tuyến trên website của trường; Gửi hồ sơ qua bưu điện; Đăng ký xét tuyển trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh. Thời hạn cuối cùng để các thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học FPT là ngày 11/5/2017. Kết quả xét tuyển sẽ được trường công bố sau ngày 15/5/2017 trên website của trường.