Ưu thế của sinh viên Đại học FPT khi được đào tạo theo đề xướng CDIO

Từ 27 tháng 4 năm 2017, Đại học FPT là một trong năm trường đại học Việt Nam chính thức trở thành thành viên Hiệp hội CDIO Thế giới.

CDIO xây dựng một đề cương mô tả chuẩn đầu ra (CDIO Syllabus) và 12 tiêu chuẩn đề cập đến triết lý chương trình, chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo tích hợp, không gian học tập, đánh giá học tập… CDIO hướng đến xác định chuẩn đầu ra, xác định chuỗi kỹ năng và thiết kế chương trình đào tạo tích hợp,phương pháp học tập chủ động và mang tính trải nghiệm nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra của doanh nghiệp. Phương pháp luận áp dụng ban đầu cho khối ngành đào tạo kỹ thuật và gần đây mở rộng sang các chương trình phi kỹ thuật.

Giáo sư Johan Malmqvist, Đại học Kỹ thuật Chalmers (Thụy Điển) – một trong những nhà sáng lập Hiệp hội CDIO thế giới nói về đề xướng CDIO như một triết lý đào tạo giúp sinh viên sẵn sàng làm việc, trở thành những người kỹ sư thành đạt, có trình độ chuyên môn, ý thức xã hội và thiên hướng sáng tạo trong các ngành kỹ thuật. Đến nay, Hiệp hội có khoảng hơn 120 trường thành viên.

Từ 27 tháng 4 năm 2017, Đại học FPT là một trong năm trường đại học Việt Nam chính thức trở thành thành viên Hiệp hội CDIO Thế giới.

Tầm nhìn của CDIO hướng tới việc: Tích hợp các kỹ năng nghề nghiệp như Làm việc nhóm và giao tiếp; Đề cao việc học tập tích cực và qua trải nghiệm; Liên tục cải tiến thông qua quy trình đảm bảo chất lượng với mục tiêu cao; Làm phong phú khóa học với các dự án do sinh viên tự thiết kế – xây dựng và kiểm thử. Cách tiếp cận này hướng tới đào tạo sinh viên phát triển toàn diện kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và kỹ năng C-D-I-O.

Ở Châu Á, Singapore là nước đầu tiên triển khai CDIO. Quốc gia này đã áp dụng thành công tại 5 trường và 15 chuyên ngành từ năm 2007. Năm 2010, Singapore được tổ chức IchemE (S’pore) trao tặng giải thưởng Đào tạo xuất sắc các môn kỹ thuật hóa học (Excellence in Education and Training in Chemical Engineering) nhờ thành tích áp dụng quy trình CDIO.

Trở thành thành viên CDIO có ý nghĩa quan trọng với Tổ chức Giáo dục FPT bởi CDIO là nền tảng, phương pháp luận vững chắc để tiến đến các kiểm định chất lượng trong nước và quốc tế. Tham gia cộng đồng CDIO khu vực và thế giới là cơ hội để giúp Tổ chức giáo dục FPT tăng cường giao lưu, hợp tác, học hỏi và trao đổi về phát triển chương trình, giảng dạy và phát triển giảng viên.

Tổ chức giáo dục FPT nói chung và Đại học FPT nói riêng tiếp cận triết lý CDIO vào tháng 8/2012. Đến tháng 3/2013, Ban Giám hiệu ĐH FPT tiếp tục cử cán bộ nghiên cứu phát triển chương trình tới tham gia hội thảo CDIO khu vực châu Á được tổ chức tại trường Singapore Polytechnic, và tiếp tục tham gia các hội thảo CDIO trong nước và khu vực Châu Á 2015 đến nay.Từ những hiểu biết này, Đại học FPT đã dành một khoảng thời gian dài để thành lập dự án, chuẩn bị hồ sơ, hoàn thành nhiều hạng mục theo yêu cầu để có thể nộp đơn ứng tuyển vào Hiệp hội 3/2017 tại Thái Lan.

“Dù đã có sự chuẩn bị kỹ nhưng khi bước lên trình bày, chúng tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác lo lắng và hồi hộp. Phải tới khi trở về Việt Nam, hoàn hành nốt hồ sơ chi tiết theo yêu cầu từ hội đồng đánh giá và nhận được kết quả cuối cùng, tôi mới có thể thở phào nhẹ nhõm” – Chị Hồ Thị Thảo Nguyên (Phó Giám Đốc Dự án CDIO, Đại diện đơn vị Giáo dục FPT trình bày tham luận) chia sẻ.

Được chính thức công nhận là thành viên của hiệp hội CDIO Thế giới thực sự là một bước tiến quan trọng của Tổ chức Giáo dục FPT giúp chúng ta tiếp cận gần hơn các mô hình đào tạo tiên tiến của thế giới nhằn nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội và tăng cường trao đổi hợp tác giáo dục trong xu hướng hội nhập quốc tế.

Theo tài liệu “Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO”, CDIO là chữ viết tắt của các từ: Conceive – Hình thành ý tưởng, Design – Thiết kế, Implement – Triển khai và Operate -Vận hành, xuất phát từ ý tưởng của các khối ngành kỹ thuật thuộc 4 trường đại học (ĐH), học viện: ĐH Công nghệ Chalmers ở Göteborg, Học viện Công nghệ Hoàng gia ở Stockholm, ĐH Linköping ở Linköping (Thụy Điển) và Học viện Công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ) vào những năm 1990.

HOÀNG HIẾU