Vi mạch bán dẫn – Trái tim của mọi thiết bị điện tử hiện đại

Bạn đam mê sáng tạo, yêu thích khám phá thế giới vi mô đầy tiềm năng? Bạn muốn trở thành một phần của ngành công nghệ mũi nhọn, góp phần kiến tạo nên những thiết bị điện tử thông minh dẫn dắt xu hướng tương lai? Vậy thì chuyên ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn chính là dành cho bạn!

thiet ke vi mach ban dan 2
Vi mạch bán dẫn, hay còn gọi là chip điện tử, là trái tim của mọi thiết bị điện tử hiện đại, từ smartphone, máy tính đến ô tô, thiết bị y tế,..

Thiết kế Vi mạch bán dẫn – Nền tảng cho kỷ nguyên công nghệ số

Vi mạch bán dẫn, hay còn gọi là chip điện tử, là trái tim của mọi thiết bị điện tử hiện đại, từ smartphone, máy tính đến ô tô, thiết bị y tế,… Nắm giữ vai trò then chốt trong việc thu nhỏ kích thước, nâng cao hiệu suất và mở rộng khả năng ứng dụng của các thiết bị điện tử, chuyên ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật và đưa cuộc sống con người ngày càng hiện đại.

Thị trường lao động của ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn: Nhu cầu cao, cơ hội rộng mở

Theo dự đoán, Việt Nam cần khoảng 1.000 kỹ sư Thiết kế Vi mạch bán dẫn mỗi năm. Nhu cầu này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp điện tử, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất và thiết kế chip bán dẫn.

Các tập đoàn công nghệ lớn trong và ngoài nước đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và thiết kế chip bán dẫn tại Việt Nam. Điều này càng làm gia tăng nhu cầu nhân lực cho ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn.

Chính phủ Việt Nam cũng đang có nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư và phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Điều này góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn và tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên ngành này.

So với các ngành nghề khác, mức lương của kỹ sư Thiết kế Vi mạch bán dẫn tương đối cao. Mức lương khởi điểm cho chuyên ngành này thường dao động từ 15-20 triệu đồng/tháng và có thể tăng lên 50-70 triệu đồng/tháng sau 5-10 năm kinh nghiệm. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực Thiết kế Vi mạch bán dẫn thường có môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo.

thiet ke vi mach ban dan 1
So với các ngành nghề khác, mức lương của kỹ sư Thiết kế Vi mạch bán dẫn tương đối cao.

Trường Đại học FPT chính thức tuyển sinh chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn năm học 2024 – 2025 

Tin vui cho những ai đam mê công nghệ và mong muốn theo đuổi ngành vi mạch bán dẫn đầy tiềm năng! Trường Đại học FPT cùng Công ty Cổ phần Bán dẫn FPT thành lập Khoa Vi mạch Bán dẫn nhằm bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao đang thiếu hụt tại Việt Nam.

Khoa dự kiến đón lứa học viên, sinh viên đầu tiên vào năm 2024 với định hướng đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch, thực hiện nghiên cứu cho ngành vi mạch bán dẫn của Việt Nam.

Điểm nổi bật của chương trình đào tạo

Hợp tác quốc tế: Nhà trường chủ trương lên kế hoạch hợp tác với nhiều trường đại học tại Mỹ và Đài Loan (Trung Quốc) để thiết kế chương trình, giáo trình và chuẩn đào tạo. Đây là hai trong bốn thị trường dẫn đầu về chip và bán dẫn toàn cầu, gồm: Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc.

Đội ngũ giảng viên tâm huyết: Quy tụ đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, am hiểu thực tế ngành vi mạch bán dẫn, sẵn sàng truyền đạt kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm cho sinh viên.

Chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế: Chương trình đào tạo được thiết kế bài bản, khoa học, cập nhật kiến thức mới nhất về chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn, trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Bên cạnh đó, Trường Đại học FPT xây dựng mô hình đưa học viên, sinh viên Vi mạch Bán dẫn ra nước ngoài làm việc trong ngành công nghiệp này bằng cách phối hợp nguồn lực có sẵn của Công ty Bán dẫn FPT và hệ thống công ty thuộc Tập đoàn FPT trên 30 quốc gia. Từ đó, các bạn trẻ có thể học hỏi, tích lũy và sớm có năng lực đóng góp cho sự phát triển toàn diện của ngành.

Học tập trong môi trường hiện đại: Sinh viên được học tập trong môi trường hiện đại với cơ sở vật chất tiên tiến, trang thiết bị đầy đủ, giúp sinh viên có cơ hội thực hành và rèn luyện kỹ năng một cách hiệu quả.

thiet ke vi mach ban dan 3
Chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn đang có nhu cầu nhân lực rất cao tại Việt Nam với mức lương hấp dẫn

Thiết kế Vi mạch bán dẫn phù hợp với ai?

  • Học sinh có năng khiếu về toán học, vật lý và khoa học máy tính: Đây là những kiến thức nền tảng quan trọng để bạn có thể học tốt ngành này.
  • Cơ bản về điện tử và lập trình: Kiến thức về điện tử và lập trình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của vi mạch và các công cụ thiết kế.
  • Có tư duy logic, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề: Việc thiết kế vi mạch đòi hỏi sự tư duy logic, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm cao: Việc thiết kế vi mạch đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm cao để đảm bảo độ chính xác và chất lượng sản phẩm.
  • Ham học hỏi và thích nghi nhanh với môi trường mới: Ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn luôn đổi mới và phát triển, do đó bạn cần có tinh thần ham học hỏi và thích nghi nhanh với môi trường mới.

Cơ hội việc làm của chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn

Chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn đang có nhu cầu nhân lực rất cao tại Việt Nam với mức lương hấp dẫn. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, ngành công nghiệp bán dẫn, bao gồm cả thiết kế vi mạch, cần đến 10.000 kỹ sư mỗi năm, nhưng nguồn nhân lực hiện tại chỉ đáp ứng dưới 20%. Lý do cho nhu cầu cao này xuất phát từ nhiều nguyên nhân có thể kể đến như: 

  • Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp điện tử: Nhu cầu về thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính, xe hơi,… ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu về vi mạch bán dẫn.
  • Chính sách ưu đãi của Chính phủ: Chính phủ Việt Nam đang có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn, tạo điều kiện cho ngành phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
  • Sự phát triển của các công ty bán dẫn: Nhiều công ty bán dẫn lớn trong và ngoài nước đang mở rộng hoạt động tại Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn.

Tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn tại Trường Đại học FPT, sinh viên có thể đảm nhận một số công việc trong ngành bán dẫn như: Thiết kế kiến trúc mạch (mạch số, tương tự, hỗn hợp, etc.); Phân tích, đánh giá thiết kế; Mô phỏng, kiểm chứng thiết kế sử dụng tool chuyên dụng; Xây dựng tài liệu đặc tả (spec), tư vấn phát triển quy trình thiết kế. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn cũng có thể làm việc tại:

  • Các công ty sản xuất thiết bị điện tử: Thiết kế và phát triển các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính, xe hơi,…
  • Các công ty cung cấp dịch vụ thiết kế vi mạch: Cung cấp dịch vụ thiết kế vi mạch cho các công ty khác.
  • Khởi nghiệp: Tự thành lập công ty để thiết kế và sản xuất vi mạch bán dẫn.

Sinh viên chuyên ngành này cũng có thể tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc sau đại học tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ hàng đầu về vi mạch bán dẫn trên thế giới để phát triển sự nghiệp theo hướng giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

vi mạch 26

Chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng với mức lương hấp dẫn. Nếu bạn có đam mê với lĩnh vực điện tử và công nghệ, đây sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho sự nghiệp của bạn.

Trường Đại học FPT xây dựng mô hình đưa sinh viên Vi mạch bán dẫn ra nước ngoài làm việc trong ngành công nghiệp này bằng cách phối hợp nguồn lực có sẵn của Công ty Cổ phần Bán dẫn FPT và hệ thống công ty thuộc Tập đoàn FPT trên 30 quốc gia. Từ đó, các bạn trẻ có thể học hỏi, tích lũy và sớm có năng lực đóng góp cho sự phát triển toàn diện của ngành.

Tất cả thí sinh đăng ký chuyên ngành này sẽ được xem xét cấp học bổng từ 50% cho hai học kỳ chuyên ngành đầu tiên đến 100% toàn bộ chương trình học. Thí sinh trúng tuyển có thể lựa chọn học tại các phân hiệu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM hoặc Cần Thơ.

Bài viết liên quan