Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã có những điều chỉnh nhất định về kỳ thi THPT Quốc gia năm nay sau tác động hàng loạt của dịch bệnh Covid-19 vào các trường học. Theo đó, dự kiến kỳ thi vẫn sẽ được tổ chức vào tháng 8, tức là trễ hơn khoảng 2 tháng so với năm ngoái. Một thay đổi nữa trong kế hoạch tổ chức thi năm nay là thay vì kết quả được sử dụng để công nhận tốt nghiệp và xét tuyển đại học, thì năm 2020 kết quả chỉ chủ yếu để xét tốt nghiệp nhưng nhiều trường đại học vẫn mong muốn đây là cơ sở để các trường có thể thực hiện tuyển sinh.
Bài thi năm nay tuy có thể sẽ giảm độ khó, giảm tính chất đánh đố nhưng sẽ vẫn có sự phân hóa chất lượng học sinh theo các mức từ trung bình đến xuất sắc; độ chênh lệch điểm ở mức 0,25 điểm. Do đó, học sinh không nên lơ là và cần tập trung ôn luyện để đạt được kết quả cao trong kỳ thi này, làm bàn đạp để tiến vào cảnh cổng đại học. Vậy những bí quyết nào sẽ giúp thí sinh “vượt ải” thi THPT Quốc gia thành công?
Bí kíp 1: Lấy lại động lực học tập ban đầu
Thiệt thòi với thí sinh năm nay chắc chắn phải kể đến những ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Ngay từ ban đầu, các sĩ tử đã ở một tâm thế sẵn sàng và lên kế hoạch ôn tập của học sinh cuối cấp cho một kỳ thi THPT Quốc gia được diễn ra bình thường như mọi năm. Nhưng nhiều bạn bắt đầu rơi vào trạng thái nản chí và dần đánh mất đi động lực ban đầu do kỳ nghỉ kéo dài. Vì thế, điều cần thiết với thí sinh bây giờ là vực dậy tinh thần chiến đấu và chuẩn bị một kế hoạch ôn tập phù hợp với những thay đổi mới để tự tin đối đầu với kỳ thi sẽ diễn ra vào tháng sắp tới.
Ngoài ra, để việc ôn tập có hiệu quả thì tự giác chính là kim chỉ nam mà học sinh cần nhớ và áp dụng trong mọi môn học. Nếu luôn chủ động tìm tòi học hỏi, biết cách sắp xếp, điều chỉnh phương pháp ôn tập một cách hợp lý thì việc học sẽ trở nên dễ dàng và nhanh thôi bạn sẽ làm chủ những nội dung kiến thức sẽ có trong nội dung của bài thi.
Bí kíp 2: Bắt tay vào thiết kế lộ trình ôn tập
Với nhiều thí sinh, việc ôn càng nhiều càng tốt, thà học nhầm còn hơn bỏ sót dường như là phương pháp được xem là hiệu quả nhất cho việc ôn bài. Nhưng nếu cố tình ép mình làm việc quá sức và nhồi nhét những kiến thức dư thừa có thể sẽ khiến tâm trí của chúng ta bị quá sức và việc ôn tập sẽ trở nên khó khăn hơn.
Do đó, với mỗi thí sinh cần đặc biệt lưu ý cần phân bổ thời gian ôn tập hợp lý, có thời gian thư giãn và đảm bảo rằng việc luyện đề không trở nên quá tải trong ngày. Nên tìm hiểu những dạng đề tương ứng với đề thi các năm trước và đề minh họa của Bộ GD-ĐT. Các đề thi tự ôn cũng nên có tính phân hóa, không nên thử sức với các dạng bài tập khó ngay từ đầu mà hãy làm quen với những dạng đề cơ bản trước tiên.
Kiến thức ôn tập cũng nên được vạch ra rõ ràng, đúng trọng tâm, bỏ qua những phần kiến thức đã được giảm tải và không cần thiết để có thêm thời gian bổ sung cho các môn học khác. Bạn cũng cần theo dõi tiến độ và hiệu quả học tập của mình theo chu kỳ để đảm bảo rằng phương pháp, kế hoạch mình vạch ra đang đi đúng hướng hay đang có những khúc mắc gì, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời, hướng tới một kết quả cao trong kỳ thi.
Năm 2020, Trường Đại học FPT tuyển sinh các khối ngành: Quản trị Kinh doanh, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ, Thiết kế đồ hoạ, Du lịch và Khách sạn.
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào ĐH FPT khi: – Điểm các môn thi trong kỳ thi THPT 2020 thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2020) và điểm theo khối xét tuyển đạt từ trung bình trở lên (15/30 điểm); – Hoặc: Điểm học bạ thuộc Top 50 THPT toàn quốc năm 2020 (chứng nhận thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn) Để biết thêm thông tin tuyển sinh của Trường Đại học FPT, thí sinh và phụ huynh vui lòng truy cập website: http://daihoc.fpt.edu.vn/ |
Theo Tri Thức Trẻ