Bạn muốn theo đuổi chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo nhưng vẫn chưa biết được liệu đây có phải là lựa chọn đúng đắn. Trí tuệ nhân tạo đang là lĩnh vực dẫn đầu xu hướng được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Vậy bạn sẽ học gì? Lương bổng và việc làm sau khi tốt nghiệp ra sao? Bài viết này sẽ bật mí cho bạn tất tần tật các thông tin trên nhé!
Nội dung bài viết
Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) là gì?
Trí tuệ nhân tạo (AI) là chuyên ngành thuộc một nhánh nhỏ của Công nghệ thông tin. AI là phụ trách việc tạo ra máy móc và các hệ thống thông minh thông qua quá trình sử dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Mục đích là hỗ trợ thực hiện các công việc có yêu cầu trí thông minh của con người. Một số ứng dụng cụ thể nhất phải kể đến như: ô tô tự lái, trợ lý ảo trên điện thoại hoặc đối thủ ảo trên game mobile,…
Theo đuổi chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo sẽ học những gì?
Khối kiến thức nền tảng về công nghệ máy tính chính là xương sống của chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo. Với lượng kiến thức nền tảng làm bàn đạp, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về định hướng nghiên cứu các hệ chuyên gia, tương tác người – máy và thực hành ứng dụng vào các môi trường khác nhau như: Phân tích dữ liệu lớn, đa phương tiện, xử lý âm thanh, hình ảnh,…
Các môn học quan trọng đối với sinh viên chuyên ngành AI phải kể đến như:
- Các hệ cơ sở dữ liệu
- Lập trình hướng đối tượng
- Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
- Thực hành OOP với Java
- Trí tuệ nhân tạo
- Đồ hoạ máy tính
- Lập trình hệ thống
- CNTT tự chọn 2 (học máy)
- Thiết kế Web
- Toán rời rạc
- Thực hành C
Ngoài ra còn rất nhiều học phần khác mà sinh viên sẽ hoàn thành trong suốt thời gian học tập của mình tại trường.
Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo có thực sự phù hợp với bạn?
Bạn đang phân vân không biết liệu bản thân mình có thực sự phù hợp với chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo hay không? Nếu bạn có những tố chất này, thì nộp ngay hồ sơ đi nhé!
Yêu thích sáng tạo và không ngừng khai phá những ý tưởng mới
Ban cần phải thường xuyên đưa ra các vấn đề mới và tìm cách nhận diện được các vấn đề đó một cách tường tận. Từ đó mà hình thành nhiều ý tưởng mới cho các vấn đề tưởng chừng đã cũ.
Khả năng tìm kiếm và nghiên cứu sâu dữ liệu
Đối với lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, việc bạn tìm ra một câu trả lời chính xác rất quan trọng. Đặc biệt, việc đặt vấn đề đúng lại là chìa khóa để tìm đến câu trả lời chính xác. Để công việc có thể bắt đầu và hoàn thành thuận lợi, bạn cần có khả năng tìm kiếm thông tin và nghiên cứu sâu để hiểu được vấn đề thật sự của chúng.
Không ngừng kiên trì và nỗ lực
Đây là một trong những lĩnh vực mới và đầy thách thức đối với người trẻ. Bạn cần rất nhiều thời gian và vô số quá trình lặp lại chỉ để tìm được kết quả chính xác. Chính vì vậy, để trở thành một chuyên gia AI, bạn cần phải nỗ lực và kiên trì không ngừng.
Khả năng học hỏi nhanh
Trong sự thay đổi không ngừng của cuộc đua công nghệ, bạn cần có khả năng học hỏi nhanh và không ngừng nỗ lực để cập nhật kiến thức mới cũng như công nghệ mới. Chỉ như vậy bạn mới có thể nhanh chóng bắt kịp với xu hướng và không bị bỏ rơi lại phía sau.
Các Ứng dụng của AI
Là một lĩnh vực rộng, vậy nên AI có thể ứng dụng vào rất nhiều hạng mục khác nhau như:
Trợ lý ảo (Virtual assistant)
Các phần mềm trợ lý ảo mà điện thoại của bạn hiện đang cài đặt như: Amazon Alexa, Google Assistant, Siri,… Tất cả đều là ứng dụng từ AI.
Ứng dụng Internet
AI có thể ứng dụng vào Digital Marketing, sáng tạo nội dung trực tuyến, quảng cáo, thiết kế Website, Internet of Things,…
Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing)
AI sẽ giúp bạn phát hiện và tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng dựa vào sở thích, giới tính, hành vi sử dụng,…
Sáng tạo nội dung (Content creation)
Bạn có thể hình dung AI sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tài nguyên bằng cách tạo ra hàng trăm bài viết hoặc nội dung sáng tạo một cách nhanh chóng.
Thiết kế web
AI có thể giúp trang web tồn tại mà không cần đến sự can thiệp quá nhiều của các lập trình viên. Không những thế, AI còn giúp các trang web trở nên chuyên nghiệp hơn trong thời gian ngắn và tiết kiệm chi phí.
An ninh mạng
Trí tuệ nhân tạo AI cho phép các thao tác tự động hóa trong việc phát hiện các mối đe dọa về an ninh mạng và trực tiếp khắc phục mà không cần sự can thiệp của con người. Ví dụ điển hình là sử dụng AI để bảo vệ mật khẩu và phát hiện xác thực.
Ngoài ra AI còn được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác như: Giáo dục, Kỹ thuật Ô tô, Chăm sóc sức khỏe, Quân sự,…
Học ngành Trí tuệ nhân tạo ở đâu?
Sau khi đã xác định lựa chọn theo đuổi chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo, việc lựa chọn sẽ học ở đâu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đầu ra của bạn. Hiện nay, top các trường đại học hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo AI có thể kể đến như:
- Trường Đại học FPT Hà Nội, Đại học FPT TP. Hồ Chí Minh, Đại học FPT Quy Nhơn, Đại học FPT Cần thơ, Đại học FPT Đà Nẵng.
- Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
- Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM
- Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
- Trường ĐH Thủ Dầu Một
Trong đó, Đại học FPT là một trong những ngôi trường tiên phong đưa Trí tuệ nhân tạo vào chương trình đào tạo chính thức. Chuyên ngành AI tại Đại học FPT đang là một trong những chuyên ngành hot nhất hiện nay và được đông đảo bạn trẻ lựa chọn bởi:
- Chương trình đào tạo chuyên ngành AI được gắn liền với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Ngay từ năm thứ 3, sinh viên đã có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước với thời gian từ 4 – 8 tháng. Sinh viên sẽ được tiếp cận trực tiếp với dự án thực để tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế, tạo tiền đề vững chắc sau khi ra trường.
- Giáo trình được nhập khẩu 100% từ nước ngoài và được cập nhật theo định kỳ nhằm bắt kịp xu hướng hiện đại. Sinh viên được học tập 100% bằng tiếng Anh và được trang bị thêm ngoại ngữ thứ 2.
- 100% sinh viên có cơ hội du học ngắn hạn tại các trường Đại học đối tác trên thế giới. Nhờ đó mà sinh viên có thêm nhiều cơ hội để trải nghiệm, học tập và tích lũy kiến thức cũng như rèn luyện khả năng ngoại ngữ của mình.
- Tại trường Đại học FPT, sinh viên không chỉ được chú trọng vào phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn mà còn được chú trọng rèn luyện kỹ năng mềm, tạo cơ hội kết nối với mạng lưới doanh nghiệp, mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Sinh viên ngành Trí tuệ nhân tạo làm gì khi ra trường?
Bạn có thắc mắc sau khi tốt nghiệp chuyên ngành AI thì sẽ làm công việc gì? Dưới đây là một số công việc cụ thể dành cho một chuyên gia AI:
Nhà nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence Researcher)
Nếu bạn là một người yêu thích nghiên cứu và luôn tìm tòi, khám phá ra nhiều tri thức mới về AI, đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Vai trò của vị trí này chính là phụ trách vấn đề nghiên cứu để khám phá tiềm năng của công nghệ AI và thực hiện các thay đổi trong công cụ để đạt được tiềm năng đó.
Kiến trúc sư AI (AI Architect)
Vị trí công việc này chính là những chuyên gia phụ trách về các nhu cầu tổng thể của một dự án AI. Các hạng mục công việc bao gồm từ việc tạo lập đến duy trì kiến trúc bằng cách sử dụng công nghệ AI. Họ sẽ nắm vững cách AI sẽ được ứng dụng vào doanh nghiệp cũng như khả năng của nền tảng AI và trạng thái dữ liệu có trong công ty.
Kỹ sư dữ liệu lớn (Big Data Engineer)
Đảm nhận vai trò này, bạn sẽ phụ trách việc thiết kế, lập kế hoạch và xây dựng các trường dữ liệu lớn trên hệ thống Hadoop và Spark. Bạn cần phải có kinh nghiệm về ngôn ngữ lập trình C ++, Java, Python hay Scala.
Kỹ sư học máy (Machine Learning Engineer)
Những kỹ sư học máy sẽ phụ trách việc áp dụng các mô hình dự toán và tận dụng quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên trong quá trình làm việc với cơ sở dữ liệu khổng lồ. Vị trí công việc này sẽ luôn rộng mở nếu bạn có nền tảng toán học vững chắc, kỹ năng lập trình tốt và am hiểu sâu về một số phương pháp phát triển agile.
Mức lương ngành Trí tuệ nhân tạo là bao nhiêu?
Mức lương dành cho chuyên gia AI cực kỳ hấp dẫn. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm,…
- Đối với sinh viên mới ra trường: Mức lương khởi điểm sẽ giao động từ 10 – 12 triệu đồng/tháng.
- Những người có kinh nghiệm làm việc từ 1 – 3 năm: Mức lương giao động từ 15 – 20 triệu đồng/tháng
- Chuyên viên AI có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm: Mức lương sẽ giao động từ 20 – 30 triệu/tháng
- Chuyên gia AI: Khi đã trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực AI, mức lương sẽ từ 35 triệu/tháng trở lên. Không những vậy còn có thể đảm nhận nhiều vị trí quan trọng chủ chốt trong công ty, doanh nghiệp,…
Chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo của Đại học FPT chú trọng đào tạo ra những thế hệ kỹ sư, chuyên gia hàng đầu về AI thông qua hình thực đào tạo sát với thực tập tại các doanh nghiệp.
Trường Đại học FPT với tâm thế mang đến môi trường đào tạo thực hành thực học dành cho các bạn trẻ đam mê lĩnh vực CNTT nói chung và Trí tuệ nhân tạo nói riêng. Đây chắc chắn sẽ là “trạm dừng chân” lý tưởng để thực hiện mục tiêu cho tương lai của mình. Chúng mình đang đợi bạn để cùng hiện thực hóa điều đó, nhanh lên bạn nhé!