Cùng trường Đại học FPT tìm hiểu tất tần tật về lập trình viên

Nếu bạn yêu thích các lĩnh vực liên quan đến hệ thống phần mềm, viết code, sáng tạo ra các app di động thì nhất định đã tìm hiểu về ngành lập trình viên rồi phải không nào? Nhưng lập trình viên cụ thể là gì, học ngành nào để làm lập trình viên? Các chuyên ngành học của lập trình viên là gì? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau đây. 

Nội dung bài viết

Lập trình viên là gì?

Lập trình viên là gì?
Cùng Đại học FPT tìm hiểu lập trình viên là gì?

Lập trình viên (Developer) thuật ngữ thông dụng được chỉ cho những kỹ sư phần mềm. Đây là những người sẽ phụ trách thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình máy tính thông qua nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau nhằm đáp ứng các đặc điểm kỹ thuật và mục tiêu kinh doanh của hệ thống thông tin. Có thể nói, những người lập trình viên là người “đầu tàu” chỉ huy thiết lập ra mã lập trình để tạo ra một phần mềm hoàn thiện. 

Muốn làm lập trình viên cần học chuyên ngành nào? 

Lập trình viên có rất nhiều con đường để phát triển và làm việc, tuy nhiên cần học ngành nào để trở thành lập trình viên? Hiện nay, các trường đại học cao đẳng tại Việt Nam sẽ đào tạo một số ngành chủ yếu sau: 

Công nghệ kỹ thuật phần mềm 

Chuyên ngành kỹ thuật phần mềm sẽ tập trung đào tạo về quy trình phát triển phần mềm, các kỹ năng vận dụng công cụ phần mềm trong việc hỗ trợ phát triển một số phần mềm khác. Hơn thế nữa, bạn còn được học các kiến yhuwsc về phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm tra, vận hành và bảo trì phần mềm. Đây cũng là ngành học bám sát thực tế nhất đối với lập trình viên. 

Hệ thống thông tin

Theo học chuyên ngành này, bạn sẽ học về con người, thiết bị và các quy trình tìm kiếm, thu thập thông tin, từ đó có thể đánh giá, thiết kế ra một hệ thống thông tin, quản lý, vận hành và chuyển giao thông tin tham mưu cho cấp trên. Ngành học này cũng yêu cầu trang bị các loại ngôn ngữ lập trình như: PHP, SQL, Java,…

Khoa học máy tính

Đây là ngành học tập trung vào nghiên cứu về cách hoạt động cũng như vận hành của máy tính. Toán học và bộ môn logic là điều kiện tiên quyết giúp bạn thành thạo về chuyên ngành này.

Nếu theo học chuyên ngành Khoa học máy tính, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận và tham gia vào những vị trí công việc như: AI (Trí tuệ nhân tạo), An ninh hoặc nghiên cứu về kỹ thuật công nghệ đồ họa

Kỹ thuật máy tính

Đây là chuyên ngành rất đặc biệt khi có sự kết hợp kiến thức của cả hai lĩnh vực là điện tử và Công nghệ thông tin. Sinh viên theo học ngành này có thể thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng lẫn phần mềm một cách bài bản để phục vụ cho quá trình hoạt động của các thiết bị phần cứng. 

Truyền thông và mạng máy tính

Chuyên ngành này sẽ cung cấp khối kiến thức về những công nghệ phổ biến. Trong số đó có thể kể đến như: Truyền tải thông tin, công nghệ điện toán đám mây, cách xây dựng và vận hành được Data center, bảo mật hệ thống thông tin,…

Người học chuyên ngành này có thể đảm nhận một số vị trí hệ thống bảo mật an ninh mạng tại ngân hàng, trung tâm quản lý dữ liệu, thiết kế mạng và phát triển các phần mềm,…

Tóm lại, nghề lập trình viên có rất nhiều con đường theo đuổi và lựa chọn ngành học khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trước tiên bạn phải xác định được mục tiêu cho bản thân mình là bạn muốn phát triển loại phần mềm nào, sản phẩm bạn muốn tạo ra là gì và đối tượng thụ hưởng là ai? Chỉ như vậy bạn mới có thể lựa chọn được chuyên ngành phù hợp nhất với bản thân.

>>> Xem thêm: Tuyển sinh Đại học 2022 – Ngành công nghệ thông tin thi khối nào?

Những định hướng chính dành cho một lập trình viên là gì? 

Để có thể thành thạo và có chuyên môn sâu trong nghề, bạn nhất định phải xác định cho mình lộ trình rõ ràng ngay từ đầu và không ngừng theo đuổi. Từ đó, bạn sẽ biết mình cần làm gì, thiếu gì để học tập và trau dồi không ngừng. Về cơ bản, lập trình viên có rất nhiều định hướng, trong bài viết này, Đại học FPT sẽ chia sẻ cho bạn 3 định hướng chính và được nhiều người theo đuổi nhất, cụ thể như sau: 

Lập trình viên Front-End

Bạn có thể hiểu một cách nôm na, lập trình viên Front – End sẽ là người chịu trách nhiệm về mặt bên ngoài: Giao diện, phát triển hiển thị và chú trọng vào việc trải nghiệm người dùng cho các trang web, app.

Những công việc chính liên quan đến lập trình viên Front – End đó là: 

  • Xây dựng và phát triển giao diện người dùng (giao diện website, giao diện app di động,…)
  • Tối ưu hóa về tốc độ của ứng dụng
  • Tối ưu các tính năng mang lại những trải nghiệm hài lòng cho khách hàng

Lập trình viên Back-End

Trái ngược với Front – End, lập trình công nghệ thông tin Back – End tập trung chủ yếu vào việc xây dựng ứng dụng làm việc phía sau giao diện của người dùng, đảm bảo nó luôn duy trì hoạt động cho phần giao diện và những trải nghiệm bên ngoài. 

Nếu Front – End là gương mặt bên ngoài thì Back – End chính là phần cơ thể bên trong của con người. 

Công việc chính của một lập trình viên Công nghệ thông tin sẽ là: 

  • Phân tích, thiết kế ra các thành phần, mô hình ứng dụng hiệu quả
  • Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu
  • Xây dựng giao diện lập trình ứng dụng

Lập trình viên Full-Stack

Đây là định hướng đòi hỏi chuyên môn cao khi phải có sự hiểu biết từ trực quan đến chuyên sâu trên cả Front – End lẫn Back – End. Điều này cũng đòi hỏi ở người lập trình viên phải có kỹ năng cứng, kinh nghiệm làm việc lâu năm.  

Kỹ năng cần thiết của lập trình viên

ki nang can thiet cua lap trinh vien

Để thành công, các kỹ sư phần mềm phải có những kỹ năng cao với công nghệ, mã hóa, phát triển chương trình, làm việc cùng nhau để đưa ra các ý tưởng và giải pháp. Sau đây là một số kỹ năng quan trọng đối với kỹ sư phần mềm:

Kiến thức về công nghệ, lập trình

Là yếu tố tiên quyết và quan trọng nhất của một lập trình viên. Bạn cần phải có đủ vốn kiến thức về công nghệ, lập trình trước khi chuyển sang hướng chuyên môn. Hơn thế nữa, công nghệ ngày càng phát triển nhanh chóng, kéo theo đó là hàng loạt các phần mềm mới mẻ, hiện đại xuất hiện. Nếu bạn muốn vượt trội trong một ngôn ngữ lập trình, thì bạn đã đi trước một bước để không làm bản thân rơi lại phía sau. 

Tư duy toán học, logic

Tư suy toán học và logic đã không còn là điều xa lạ đối với một lập trình viên. Mã code không thể tạo ra một lập trình, nó còn chứa rất nhiều thuật toán với những con số phức tạp. Vì vậy, bạn cần phải có tư duy về toán học cũng như sự logic tuyệt đối để phân tích, xử lý vấn đề khoa học, từ đó phần mềm bạn tạo ra sẽ đạt hiệu quả tối ưu nhất. 

Ngôn ngữ lập trình

Muốn viết nên một chương trình, phần mềm thì cần phải có ngôn ngữ lập trình. Ngôn ngữ lập trình sẽ ảnh hưởng đến giao diện, vận hành cũng như hiệu quả của chương trình hoặc ứng dụng đó. Càng am hiểu về ngôn ngữ lập trình, bạn càng có thể có nhiều cơ hội để thể hiện rõ điều bản thân đang dự định thực hiện.

Trau dồi ngoại ngữ (đặc biệt là Tiếng Anh)

Lập trình không thể chỉ gói gọn bằng ngôn ngữ tiếng Việt, như vậy sản phẩm của bạn sẽ trở nên nghèo nàn và bị hạn chế về tài nguyên. Các công cụ hỗ trợ lập trình đều chủ yếu bằng tiếng Anh, thậm chí các tool, mã lỗi khi viết code sai cũng là tiếng Anh, nếu không biết, liệu bạn có thể xử lý được? Bên cạnh đó,  công nghệ số phát triển không ngừng, xu hướng hội nhập ngày càng được đề cao, vì vậy, khi một lập trình viên có vốn ngoại ngữ tốt sẽ có thể dễ dàng tra cứu tài liệu nước ngoài, phân tích và học hỏi từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực lập trình. 

Phát triển kỹ năng mềm

Không những giỏi chuyên môn, các lập trình viên cũng cần phát triển kỹ năng mềm của bản thân. Bạn nhất định không thể bỏ qua những kỹ năng sau: 

  • Kỹ năng lắng nghe và có thể giao tiếp hiệu quả
  • Nhạy bén, có khả năng phân tích và giải quyết vấn đề nhanh chóng
  • Tư duy phản biện chặt chẽ, logic
  • Có khả năng giải quyết tình huống phát sinh, mâu thuẫn nội bộ.
  • Kỹ năng làm việc nhóm và quản lý thời gian hiệu quả
  • Quản lý được cảm xúc cá nhân

Khả năng tự học và thích ứng nhanh

Kiến thức là vô tận, muốn hiểu sâu biết rộng, bạn nhất định phải tự mày mò, khám phá để tìm ra những nguồn kiến thức hữu ích. Sẽ rất đáng lo khi một lập trình viên không có khả năng tự học và ngày càng trở nên thụ động. Mức độ đào thải trong lĩnh vực lập trình vô cùng khắc nghiệt, đây chính là sân chơi dành cho sự chăm chỉ, ham học hỏi và có bộ não nhạy bén, phản ứng nhanh nhẹn. 

Khả năng sắp xếp, quản lý

Lập trình viên luôn phải đối mặt với khối lượng công việc lớn và gắp rút. Để mọi thứ diễn ra theo kế hoạch và không làm phát sinh thêm vấn đề, bạn cần phải biết sắp xếp thời gian hiệu quả và quản lý khối lượng công việc phù hợp để chắc chắn rằng bạn không bị trễ bất cứ deadline nào. 

Cơ hội để bạn có thể trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp vô cùng nhiều. Nếu bạn đang có đam mê và mong muốn theo đuổi con đường lập trình, đừng ngần ngại mà chia sẻ cùng Đại học FPT, tất cả những khuất mắc của bạn sẽ được giải đáp một cách cụ thể nhất, chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin học gì ? Lợi thế khi chọn ngành CNTT tại Đại học FPT

– Diệu My –