Cựu sinh viên Tạ Đức Tùng chia sẻ về nghiên cứu Robot tại Nhật

Hôm qua 22/02, Tiến sĩ Tạ Đức Tùng – Cựu sinh viên K2 – chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm – Đại học FPT Hà Nội, hiện đang là nghiên cứu viên tại Khoa Điện – Điện tử thuộc Đại học Tokyo đã có buổi chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm của bản thân với các bạn sinh viên Đại học FPT Hà Nội.

sinh vien dai hoc fpt 1

Tại đây, Tùng đã giới thiệu tới các bạn sinh viên và các thầy, cô giáo đề tài nghiên cứu khoa học về Robot mà anh đã tâm huyết trong nhiều năm làm nghiên cứu viên tại Nhật.

Không những vậy, với kinh nghiệm hơn 10 năm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, Tùng còn có những chia sẻ vô cùng gần gũi và thiết thực dành cho những bạn sinh viên yêu thích ngành CNTT và có mong muốn được trở thành du học sinh Nhật Bản.

sinh vien dai hoc fpt 4

Buổi gặp gỡ và trò chuyện với anh Tùng đã nhận được sự quan tâm và tham gia của rất nhiều các bạn sinh viên Đại học FPT.

Hy vọng các bạn đã tiếp thu được những kiến thức hữu ích để ứng dụng trong học tập và công việc tương lai.

Tùng hiện làm nghiên cứu viên tại Khoa Điện – Điện tử thuộc Đại học Tokyo. Nghiên cứu của anh tập trung vào ứng dụng các công nghệ gia công kĩ thuật số (Digital Fabrication) vào chế tạo robot thân mềm (Soft-bodied Robots), chế tạo nhanh mạch điện trên các vật liệu mềm, đàn hồi, co giãn (Flexible Electronic Circuits). Ngoài ra, anh có nghiên cứu về giao diện người – máy (Human Computer Interaction).

sinh vien dai hoc fpt 3
Tùng sang Nhật từ năm 2013 theo học bổng thạc sĩ của Panasonic. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, anh tiếp tục học lên tiến sĩ ở cùng phòng nghiên cứu với sự hỗ trợ tài chính từ chương trình Global Creative Leaders của đại học Tokyo. Sau đó, anh Tùng quyết định ở lại lab để làm nghiên cứu sâu hơn về mảng chế tạo robot thân mềm và các ứng dụng của mực in dẫn điện.

sinh vien dai hoc fpt 2
Trước khi sang Nhật, TS Tùng tốt nghiệp đại học FPT chuyên ngành kỹ nghệ phần mềm và đi làm ở Việt Nam một thời gian ngắn. Tuy nhiên khi học thạc sĩ, anh lại nghiên cứu nhiều hơn về phần cứng và cảm biến. Đều là về mảng công nghệ, nhưng phần cứng và phần mềm có sự khác nhau khá nhiều về cách tiếp cận cũng như giải quyết vấn đề. Đây chính là lý do vì sao Tùng muốn chia sẻ thêm về những thử thách cũng như cơ hội khi làm nghiên cứu trái ngành. Hy vọng những chia sẻ đó sẽ phần nào tiếp thêm tinh thần cho các bạn sinh viên đang băn khoăn chọn hướng đi cho nghiên cứu ở bậc thạc sỹ và tiến sĩ.
Ngoài ra, TS. Tùng còn là thành viên của ban điều hành Mạng lưới học thuật người Việt Nam tại Nhật Bản (VANJ) từ khi thành lập và hiện tại đang giữ vai trò chủ tịch.

Ảnh: Phòng CTSV HN

 

Bài viết liên quan