Ông Lê Bình Trung – Trưởng Ban Tuyển sinh Đại học FPT, chia sẻ quan điểm: “Cách mạng công nghiệp 4.0 không còn là khái niệm xa vời mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học”. Vì thế, quyết định học đại học chọn ngành gì, chọn trường nào ở giai đoạn này là một quyết định quan trọng”. Vậy các thí sinh nên chọn ngành, chọn trường như thế nào?
Việc làm – Yếu tố cần được quan tâm hàng đầu
Việc làm là một yếu tố bị ảnh hưởng đáng kể từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN). Nhiều công việc thời thượng nhưng chỉ trong một thời gian ngắn hoàn toàn có thể bị thay thế bởi robot, trí tuệ nhân tạo (AI). Các thí sinh thường quan tâm một ngành có phù hợp với bản thân hay không, trường nào đang đào tạo, cần thi khối gì hay điểm chuẩn những năm trước… nhưng ít để ý đến những dự báo về nhu cầu nhân lực trong tương lai. Đây là một yếu tố rất quan trọng.
Theo nhiều nghiên cứu, hàng triệu lao động hiện tại có thể sẽ trở nên thừa thãi trong vài năm tới, nhưng những ngành nghề thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin, Kinh tế, Ngôn ngữ và các lĩnh vực sáng tạo như Thiết kế đồ họa, Truyền thông Đa phương tiện được dự đoán khó bị ảnh hưởng, ngược lại còn có nhiều cơ hội phát triển. Với các “sĩ tử” đang quan tâm đến các nhóm ngành này có thể tự tin tìm hiểu thêm trước khi có quyết định lựa chọn.
Nhiều cơ hội phát triển việc làm sau tốt nghiệp
Nếu như nhiều năm trước, việc có cơ hội làm việc ở nước ngoài là một điều rất khó thực hiện. Thế nhưng hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin và phương tiện truyền thông, cùng sự tiến bộ, cập nhật liên tục của chương trình đào tạo, nhiều cử nhân kỹ sư ra trường đã có thể xuất ngoại để làm việc.
Ngoại ngữ vẫn luôn được xem là quan trọng. Xã hội phát triển nhanh chóng thì việc thông thạo nhiều thứ tiếng càng giúp tăng tính cạnh tranh cá nhân trên thị trường lao động. Nguyễn Việt Tú – cựu sinh viên ngành Công nghệ thông tin Đại học FPT được công ty JEIS (JR East Information Systems Company) thuộc một trong những tập đoàn đường sắt lớn nhất Nhật Bản – Japan Railways mời làm việc tại Nhật từ khi chưa tốt nghiệp. Vượt qua vòng phỏng vấn tại đất nước Mặt trời mọc là thành quả của quá trình Tú được trau dồi 2 ngoại ngữ Anh và Nhật tại trường Đại học của mình.
Nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao không còn giới hạn biên giới, nhiều trường đại học hiện nay đã bắt đầu đào tạo ngoại ngữ chuyên sâu cho sinh viên thay vì chỉ để đáp ứng được trình độ sinh viên đầu ra.
Ông Lê Bình Trung – Trưởng ban Tuyển sinh và Truyền thông Đại học FPT, cho biết: “Ngoại ngữ phải cần môi trường thì mới có thể hình thành phản xạ. Vì thế, không giống các trường khác, sinh viên tại Đại học FPT phải vượt qua được trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80 mới bước vào chuyên ngành để có thể học tập, nghiên cứu bằng giáo trình ‘nhập khẩu’. Như vậy sẽ đảm bảo cho các bạn có kiến thức tương tự nội dung đào tạo của các nước khác và ngoại ngữ cũng được trau dồi, hình thành phản xạ có điều kiện. Hầu hết các ngành tại Đại học FPT sinh viên ra trường đều phải thông thạo 2 ngoại ngữ”.
Kỹ năng mềm linh hoạt cũng rất quan trọng để có việc làm tốt. Nhiều trường đại học hiện nay có các câu lạc bộ, hội thảo về kỹ năng để sinh viên tham gia.
Cựu sinh viên Đại học FPT Lư Cẩm Toàn sau 2 năm làm việc ở Nhật đã nhận ra chính kỹ năng mềm là một điểm cộng rất lớn trong mắt lãnh đạo công ty Marutou Compack. Toàn chia sẻ: “Khi còn là sinh viên, mình từng tham gia không ít các chương trình phát triển cá nhân như “48 giờ chuyển động” hay “7 ngày trải nghiệm” ở trường. Nhờ đó, trong mình hình thành được khả năng sống tập thể, kỹ năng quản lý thời gian, quản lý công việc hay tài chính. Đặc biệt là mình không ngại khi phải làm việc, sinh hoạt ở bất cứ đâu vì mỗi chương trình đều giúp mình tăng khả năng sinh tồn”. |
Theo Tuoitre