Ngành Quan hệ công chúng (PR) đang được thu hút bởi nhu cầu xây dựng và quảng bá thương hiệu ngày càng tăng cao của các doanh nghiệp. Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và công nghệ truyền thông, ngành PR cũng không ngừng đổi mới và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho các ứng viên trẻ. Vậy cơ hội nghề nghiệp của ngành học này sau khi ra trường sẽ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Đánh giá thị trường về ngành Quan hệ công chúng: Nhu cầu bùng nổ, cơ hội rộng mở
Ngành Quan hệ công chúng đang chứng kiến sự phát triển bùng nổ trong những năm gần đây, trở thành một ngành nghề thu hút đông đảo nguồn nhân lực trẻ và đầy tiềm năng. Xu hướng này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố như: Sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và công nghệ truyền thông; Nhu cầu ngày càng cao về xây dựng hình ảnh và uy tín thương hiệu; Sự gia tăng nhận thức về tầm quan trọng của PR… Vì vậy, thị trường nhân sự của ngành PR đang có nhiều biến chuyển, cụ thể như sau:
Nhu cầu nhân lực cao: Dự báo nhu cầu nhân lực cho ngành PR sẽ tăng trưởng 10% mỗi năm trong giai đoạn 2020-2025. Doanh nghiệp đang và sẽ cần tuyển dụng nhiều chuyên viên PR có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao.
Mức lương hấp dẫn: Mức lương trung bình cho chuyên viên PR tại Việt Nam hiện nay dao động từ 15 đến 25 triệu đồng/tháng. Mức lương có thể cao hơn đối với những chuyên viên PR có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao.
Cơ hội thăng tiến: Ngành PR có nhiều cơ hội thăng tiến cho những chuyên viên có năng lực và đam mê. Sau nhiều năm kinh nghiệm, chuyên viên PR có thể trở thành Giám đốc PR, Phó Giám đốc PR, hoặc thậm chí là Giám đốc Điều hành.
Nhìn chung, thị trường PR đang là một lĩnh vực đầy tiềm năng cho những ai đam mê và có mong muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực truyền thông.
Những công việc cụ thể của người làm Quan hệ công chúng
Dưới đây là một số công việc cụ thể của một người làm Quan hệ công chúng sau khi tốt nghiệp:
Lập kế hoạch và tổ chức sự kiện: Xác định mục tiêu, đối tượng tham dự, ngân sách, địa điểm, thời gian cho sự kiện. Lên kế hoạch chi tiết cho từng hạng mục công việc: thiết kế backdrop, banner, tài liệu, chương trình, hoạt động giải trí…
Xây dựng chiến dịch quảng bá thương hiệu: Nghiên cứu thị trường, xác định mục tiêu khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp; Lên ý tưởng sáng tạo cho nội dung quảng cáo, thu hút sự chú ý của khách hàng…
Xây dựng mối quan hệ với giới truyền thông: Tìm hiểu và kết nối với các nhà báo, phóng viên, blogger trong lĩnh vực liên quan. Duy trì mối quan hệ tốt đẹp, hợp tác lâu dài với giới truyền thông.
Nghiên cứu và phân tích thị trường: Thu thập thông tin, dữ liệu thị trường từ các nguồn uy tín. Phân tích xu hướng thị trường, nhu cầu khách hàng, hành vi tiêu dùng. Đánh giá thị phần, đối thủ cạnh tranh, cơ hội và thách thức. Đưa ra đề xuất chiến lược phát triển phù hợp cho tổ chức.
Giao tiếp với khách hàng và thu thập phản hồi: Trả lời tin nhắn, email, bình luận của khách hàng trên các kênh truyền thông. Giải đáp thắc mắc, tư vấn, hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Quản lý ngân sách: Lập kế hoạch chi tiêu cho các hoạt động PR, quảng cáo. Theo dõi, kiểm soát chi phí phát sinh. Tìm kiếm và khai thác các nguồn tài trợ hiệu quả. Đảm bảo sử dụng ngân sách hợp lý, hiệu quả.
Đánh giá và phân tích: Thu thập dữ liệu, theo dõi hiệu quả của các hoạt động PR, quảng cáo. Phân tích kết quả, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Đánh giá ROI (tỷ suất hoàn vốn đầu tư) cho các hoạt động PR từ đó đưa ra đề xuất cải thiện, điều chỉnh chiến lược cho các hoạt động trong tương lai.
Mức độ cụ thể của công việc và yêu cầu công việc cho từng vị trí có thể khác nhau tùy theo quy mô công ty và ngành nghề hoạt động. Đặc biệt, đối với người làm ngành Quan hệ công chúng cần có kỹ năng mềm tốt như giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm…
Một số vị trí việc làm phổ biến trong ngành PR
Công việc của người làm Quan hệ công chúng đòi hỏi sự sáng tạo, năng động, linh hoạt và khả năng thích nghi, sau đây là một số vị trí công việc phù hợp:
Chuyên viên PR
Chuyên viên PR là vị trí cơ bản trong ngành, chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động PR hàng ngày như: viết bài báo cáo, thông cáo báo chí, bài đăng trên mạng xã hội; xây dựng và quản lý mối quan hệ với báo chí, influencer, và các bên liên quan khác; tổ chức sự kiện PR; theo dõi và đánh giá hiệu quả các chiến dịch PR.
Chuyên viên quan hệ báo chí
Chuyên viên quan hệ báo chí chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý mối quan hệ với báo chí để đưa thông tin tích cực về công ty lên các phương tiện truyền thông.
Chuyên viên truyền thông nội bộ
Người đảm nhận công việc này sẽ chịu trách nhiệm truyền thông nội bộ trong công ty, bao gồm: xây dựng và quản lý kênh truyền thông nội bộ; viết bài báo nội bộ; tổ chức các sự kiện nội bộ; thực hiện các hoạt động khảo sát ý kiến nhân viên…
Chuyên viên tổ chức sự kiện
Chịu trách nhiệm lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện các sự kiện PR như hội thảo, họp báo, lễ ra mắt sản phẩm…
Chuyên viên quản lý khủng hoảng
Chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý khủng hoảng để bảo vệ hình ảnh và uy tín của công ty khi xảy ra các sự kiện tiêu cực.
Giám đốc PR
Chịu trách nhiệm lãnh đạo và quản lý bộ phận PR, bao gồm: xây dựng chiến lược PR; phát triển và thực hiện các chương trình PR; quản lý ngân sách PR; đánh giá hiệu quả các chiến dịch PR.
Trường ĐH FPT – “Bến đỗ” hoàn hảo dành cho chuyên ngành Quan hệ công chúng
Chương trình Cử nhân Công nghệ truyền thông chuyên ngành Quan hệ Công chúng của trường đại học FPT là chương trình đào tạo tiên phong tại Việt Nam trang bị cho người học kỹ năng tích hợp công nghệ hiện đại (AI, Metaverse/..) vào phân tích dữ liệu, lập kế hoạch, quản trị và đánh giá kế hoạch truyền thông phục vụ doanh nghiệp/tổ chức. Cùng điểm danh top 4 lý do bạn nhất định không thể bỏ qua trường Đại học FPT nếu muốn theo đuổi chuyên ngành Quan hệ công chúng:
Chương trình đào tạo được cập nhật liên tục
Chương trình đào tạo ngành Quan hệ công chúng tại trường Đại học FPT được cập nhật liên tục để đảm bảo đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động. Các môn học được thiết kế phù hợp với xu hướng phát triển mới nhất của ngành PR trên thế giới.
Tích lũy kinh nghiệm ngay từ giai đoạn Đại học
Với mạng lưới đối tác toàn cầu của Tập Đoàn FPT, Trường Đại học FPT đảm bảo sinh viên được đào tạo và gắn kết với Ngành Truyền thông Việt Nam và thế giới thông qua các bài tập dự án thực tế kết nối với Doanh nghiệp (project based learning), học kỳ học tập tại doanh nghiệp (On The Job Training, Đồ án tốt nghiệp – là dự án truyền thông thực tế đến từ doanh nghiệp/tổ chức.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được tham gia học kỳ On The Job Training, học và làm việc thực tế tại các doanh nghiệp đối tác chiến lược của Đại học FPT là những đơn vị truyền thông hàng đầu như FPT Online (VNExpress), HTV, Cát Tiên Sa, Điền Quân… Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể dễ dàng tìm được việc làm phù hợp với chuyên ngành của mình.
Môi trường học tập hiện đại
Với hệ thống campus trải dài khắp các thành phố lớn của Việt Nam (Thủ đô Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Hồ Chí Minh, Cần Thơ), Trường Đại học FPT trang bị đầy đủ các hệ thống giáo trình nhập khẩu nước ngoài, tài khoản Coursera, thư viện, phòng lab, studio đa phương tiện, hội trường có sức chứa trên 200 người… phục vụ sinh viên ngành Công nghệ truyền thông thỏa sức đam mê sáng tạo truyền thông, tổ chức sự kiện văn hoá, nghệ thuật, giải trí…
Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm
Đội ngũ giảng viên của ngành Quan hệ công chúng tại trường Đại học FPT đều là những chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực PR. Các giảng viên luôn nhiệt tình, tận tâm và sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho sinh viên.
Với chương trình đào tạo tiên tiến, trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng thực tế, chuyên ngành Quan hệ công chúng tại Đại học FPT là lựa chọn hoàn hảo cho những ai mong muốn theo đuổi sự nghiệp thành công trong lĩnh vực truyền thông. Hãy đến với trường Đại học FPT để khám phá “mỏ vàng” tiềm năng này và biến đam mê của bạn thành hiện thực bạn nhé!