Review về chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm và những thông tin quan trọng bạn không nên bỏ qua

Luôn dẫn đầu xu hướng trong cuộc đua công nghệ, chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm không những mang đến nhiều cơ hội việc làm mà còn đem lại mức thu nhập khủng cùng con đường thăng tiến rộng mở. Vậy Kỹ thuật phần mềm là gì? Sinh viên sẽ học những gì và tương lai nào dành cho cử nhân Kỹ thuật phần mềm sau khi tốt nghiệp? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Giới thiệu chuyên ngành kỹ thuật phần mềm

chuyen ngan ky thuat phan mem la gi

Kỹ thuật phần mềm chắc hẳn không còn xa lạ đối với những “tín đồ” đam mê lĩnh vực CNTT. Để có thể định hướng đúng và phát triển dễ dàng, bạn cần nắm rõ một số thông tin dưới đây: 

Chuyên ngành kỹ thuật phần mềm là gì?

Kỹ thuật phần mềm là một chuyên ngành thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin. Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm bao gồm các khối kiến thức, công cụ và các phương pháp để thực hiện một số công việc về thiết kế, xây dựng, kiểm tra và bảo trì phần mềm. 

Bên cạnh đó, Kỹ thuật phần mềm còn tích hợp các kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau như Kỹ thuật máy tính, Khoa học máy tính, Toán học, Quản lý chất lượng, Kỹ nghệ hệ thống,…

Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật phần mềm sẽ trang bị được kiến thức chuyên sâu về viết code (Develop), kiểm tra (Test), bảo trì và quản lý phần mềm. 

Kỹ thuật phần mềm sẽ học những gì?

Sinh viên theo đuổi Kỹ thuật phần mềm sẽ được trang bị khối kiến thức chuyên sâu về các quy trình phát triển phần mềm, kỹ năng vận dụng các công cụ phần mềm vào việc phát triển các phần mềm khác, thiết kế, lập trình, kiểm tra, vận hành và bảo trì phần mềm. 

Sinh viên sẽ có nhiều định hướng nhỏ hơn khi lựa chọn chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm. Trong số đó có hai định hướng chuyên sâu được nhiều bạn trẻ theo đuổi nhất đó là phát triển ứng dụng (mobile/web) và phát triển game và môi trường ảo.

Trong suốt quá trình học tại trường, sinh viên cũng sẽ được trang bị nhiều kiến thức khác thông qua một số môn học như: toán rời rạc, xác suất thống kê, khởi sự doanh nghiệp, quản trị dự án…

Tiếp đến, để tạo tiền đề vững chắc cho quá trình học chuyên ngành, bạn sẽ bắt đầu học các môn học cơ sở ngành như: Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Phát triển ứng dụng Java Desktop, Đảm bảo chất lượng và kiểm thử phần mềm, Yêu cầu phần mềm, Thực hành OOP với Java, mạng máy tính,…

Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ chương trình đào tạo của mỗi trường sẽ có sự khác nhau. Chính vì vậy mà hãy tìm hiểu chương trình đào tạo thật kỹ trước khi bắt đầu hành trình tích lũy kiến thức của mình nhé!

Mã ngành và khối thi – tổ hợp xét tuyển

Mã ngành Kỹ thuật phần mềm: 7480201

Sinh viên có thể lựa chọn để đăng ký hồ sơ xét tuyển Đại học của mình thông qua các tổ hợp môn sau: 

D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh

A00: Toán, Vật lý, Hoá học

A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

D90: Toán, Tiếng Anh, KHTN

Hầu hết tất cả các trường Đại học có đào tạo Kỹ thuật phần mềm đều tuyển sinh tập trung vào 3 khối chính đó là: D01, A00 và A01. Riêng đối với trường Đại học FPT, nhằm tạo thêm nhiều cơ hội cho các bạn học sinh, trường còn mở rộng tuyển sinh thêm khối khối D90 (Toán, Tiếng Anh, KHTN). Ngoài ra còn nhiều hình thức khác như: xét điểm học bạ theo Schoolrank, xét tuyển thẳng, tuyển sinh điểm thi THPT, bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG,…

Thí sinh truy cập trang xếp hạng School Rank của trường:  https://schoolrank.fpt.edu.vn/ để kiểm tra thứ hạng của mình.

Các trường đào tạo và điểm chuẩn kỹ thuật phần mềm 2022

Cac truong dao tao va diem chuan ky thuat phan mem

Là chuyên ngành đang dẫn đầu xu hướng thuộc lĩnh vực CNTT nên hiện nay có rất nhiều trường Đại học đưa Kỹ thuật phần mềm vào chương trình đào tạo chính quy. Vậy ngành Kỹ thuật phần mềm nên học trường nào mới chất lượng, điểm chuẩn ngành Kỹ thuật phần mềm năm 2021 là bao nhiêu? Tất cả đều được liệt kê thông qua bảng khảo 

Tên trường Điểm chuẩn 2021
Trường Đại học FPT

(Hiện tại trường có 5 cơ sở trên khắp cả nước: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Quy Nhơn. 

Trường Đại học FPT thực hiện phương án tuyển sinh dựa vào bảng xếp hạng School Rank https://schoolrank.fpt.edu.vn/
Đại học Bách Khoa ĐHQG TP. Hồ Chí Minh 27.75
Đại học Kinh tế quốc dân 27.3
Đại học Công nghiệp Hà Nội 25.4
Đại học Thủy lợi 24.6
Đại học Tôn Đức Thắng 35.2 (Điểm x2)
Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG TPHCM 27.55
Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG TPHCM 27.4
Đại học Kinh tế TPHCM 26.2
Đại học Công nghiệp TPHCM 25.25
Đại học Hoa Sen 16.0
Đại học Thủ Dầu Một 16.0

Trong số đó phải kể đến trường Đại học FPT. Đây là ngôi trường với kinh nghiệm đào tạo lâu năm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường công nghệ. Trường Đại học FPT với thế mạnh “nằm trong lòng doanh nghiệp” và thuộc sở hữu của tập đoàn FPT, chính vì thế mà chương trình đào tạo luôn dẫn đầu cả nước về chương trình đào tạo và áp dụng công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay. 

Chương trình được thiết kế theo chuẩn của Hiệp hội Máy tính (Association for Computing Machinery-ACM), chuẩn đào tạo kỹ sư phần mềm của Accreditation Board for Engineering and Technology (ABET – Mỹ), Hiệp hội Phần mềm Việt Nam (VINASA), Chương trình Đào tạo của EC-Council, Học viện Mạng và Phần cứng Jetking (Ấn Độ); với sự tư vấn của các chuyên gia và doanh nghiệp CNTT như Tập đoàn FPT, Tập đoàn IBM, đồng thời tích hợp các chuẩn kiến thức của giới công nghiệp như Oracle, Cisco…

Bên cạnh đó, trường còn có mạng lưới đối tác lớn như: Hitachi, Panasonic, Microsoft… Sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu và được tiếp cận với chương trình đào tạo gắn với thực tế, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp. 

Cử nhân chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm tại Đại học FPT được trang bị song song hai ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật để có thể tự tin giao tiếp, làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ. Không những thế, ngay từ năm thứ 3 sinh viên đã được tham gia thực tập thực tế tại doanh nghiệp từ 4 – 8 tháng trong học kỳ thực tập. Điều này đã giúp sinh viên có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc, trở thành ứng cử viên sáng giá đối với nhà tuyển dụng. 

>>> Xem thêm: Học kỹ thuật phần mềm ở Đại học FPT có tốt không?

Ngành kỹ thuật phần mềm ra trường làm gì? Mức lương trung bình là bao nhiêu?

Nganh ky thuat phan mem ra truong lam gi

Cử nhân Kỹ thuật phần mềm sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại nhiều cơ quan, doanh nghiệp, công ty nước ngoài và cả các tập đoàn lớn xuyên quốc gia với cơ hội phát triển rộng mở. Bạn sẽ là một mảnh ghép quan trọng trong bộ phận IT, Kỹ thuật của doanh nghiệp. Một số công ty phù hợp với bạn có thể kể đến như: Công ty phần mềm, công ty thiết kế web, công ty tư vấn giải pháp phần mềm, công ty game,…

Một số vị trí công việc phù hợp và có mức lương tốt sau khi tốt nghiệp Kỹ thuật phần mềm như: 

Lập trình viên

Có thể nói, lập trình viên là vị trí công việc được nhiều người lựa chọn sau khi tốt nghiệp. Vị trí này cho phép bạn trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện dự án lập trình, phát triển phần mềm. Mức lương mới ra trường đối với cử nhân là từ 8 – 15 triệu/tháng. Sau quá trình làm việc tích lũy kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn, mức lương có thể lên tới 30 – 40 triệu/tháng. Không những thế bạn cũng có nhiều cơ hội làm thêm tăng thu nhập vào thời gian rảnh. 

Kỹ sư phần mềm 

Đối với vị trí công việc này, bạn sẽ phụ trách tất cả quá trình sản xuất phần mềm đến công đoạn quản lý, vận hành, kiểm tra, bảo trì và nâng cấp,… Đây sẽ là định hướng tốt cho tương lai của bạn sau khi tốt nghiệp. Mức lương khởi điểm sẽ giao động từ 10 – 15 triệu/tháng đối với mới ra trường từ 1 – 2 năm đầu tiên. Mức lương dành cho người có kinh nghiệm từ 2 – 3 năm sẽ từ 20 – 25 triệu/tháng và thậm chí lên đến 45 – 60 triệu/tháng đối với những người có kinh nghiệm lâu năm, chuyên môn giỏi.

Nhân viên IT

Đây là vị trí được xem là nhân viên phụ trách kỹ thuật máy tính. Mức lương trung bình dành cho cử nhân mới tốt nghiệp sẽ từ 8 – 10 triệu/tháng, đối với những người đã có từ 3 – 5 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ giao động từ 15 – 20 triệu và có thể cao hơn nhiều nếu bạn có kinh nghiệm, chuyên môn giỏi.  

Nhân viên kiểm thử phần mềm (tester)

Bạn sẽ phụ trách việc kiểm tra các lỗi từ hệ thống phần mềm, cần xác định xem liệu rằng phần mềm có thiết kế đúng với phương án đề ra hay chưa và có đáp ứng được các nhu cầu thực tế hay không. 

Mức lương trung bình của một tester sẽ giao động từ 8 – 12 triệu/tháng và cao hơn là 15 triệu/tháng đối với cử nhân mới ra trường và có tư 1 năm kinh nghiệm. Sau khi tích lũy từ 3 – 5 năm kinh nghiệm, mức lương sẽ tăng lên từ 25 – 30 triệu/tháng. 

Ngoài các vị trí công việc phổ biến trên, sau khi tốt nghiệp Kỹ thuật phần mềm, bạn có thể lựa chọn nhiều vị trí công việc khác như: thiết kế game, tạo ứng dụng, khởi nghiệp, kinh doanh phần mềm, kỹ sư giải pháp…

Các tố chất cần có của một Kỹ sư Kỹ thuật phần mềm

Cac to chat can co cua mot chuyen gia Ky thuat phan mem

Kỹ thuật phần mềm là một trong những ngành mang tính xu hướng hiện nay. Tuy nhiên để có thể cạnh tranh và tồn tại lâu dài trong cuộc đua công nghệ thì việc chủ động học hỏi, phát triển không ngừng là điều bắt buộc. Các phẩm chất tốt, kỹ năng chuyên môn giỏi, kỹ năng mềm thành thạo sẽ tạo cho bạn một tiền đề vững chắc để thành công cũng như mức thu nhập hậu hĩnh. Một số tố chất mà bạn cần rèn luyện và trau dồi mỗi ngày đó là: 

  • Kỹ năng phát triển phần mềm hữu ích, định hướng người dùng
  • Kỹ năng kiểm thử các phần mềm và gỡ lỗi nhanh chóng
  • Kỹ năng tư duy logic, phân tích thông tin và giải quyết vấn đề nhanh chóng
  • Khả năng sáng tạo, phác họa ý tưởng thành các phần mềm hữu dụng
  • Tính tỉ mỉ, cẩn thận chi tiết và khả năng tập trung cao độ
  • Đam mê với lĩnh vực CNTT, lập trình phần mềm
  • Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt. 

Ngoài ra còn rất nhiều kỹ năng cần thiết để bạn phát triển bản thân một cách toàn diện. 

Bạn còn chần chờ gì nữa mà không nộp ngay hồ sơ của mình để trở thành tân sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm phải không nào. Đại học FPT chắc chắn sẽ là lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho bạn đấy, chúc bạn thành công!

>>> Xem thêm: Học phí ngành Công nghệ thông tin là bao nhiêu? Phương thức tuyển sinh của trường Đại học FPT