Tìm hiểu Logistic và quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học FPT

Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, kết nối giữa các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á và châu Âu. Đây là một lợi thế lớn cho Việt Nam trong việc phát triển ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.

Việt Nam cũng đang trong đà hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, với nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết. Điều này tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, từ đó thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.

287506143 1069255283717911 7808605135575470876 n

Tổng quan về chuyên ngành Quản lý Logistics & chuỗi cung ứng toàn cầu thuộc ngành Quản trị kinh doanh

Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang ngày càng trở nên quan trọng và phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là ngành học liên quan đến việc quản lý và vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Ngành học này bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như vận tải, kho bãi, lưu trữ, phân phối, mua hàng, bán hàng,…

379703526 697882385713627 2268273463445473119 n
Sinh viên trường ĐH FPT được học tập trong môi trường hiện đại, tiên tiến, giàu trải nghiệm.

Logistics và chuỗi cung ứng ngày nay đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ. Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, quản lý hiệu suất và tối ưu hóa quy trình cung ứng đã trở thành yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.

Chương trình Cử nhân Quản trị Kinh doanh – chuyên ngành Quản lý logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu phát triển cho người học chuyên môn về quy trình cung ứng đầu cuối, cũng như các vấn đề cung ứng chiến lược nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và đối tác hoạt động hiệu quả. Sinh viên được đào tạo để trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và Logistics, quản lý con người, dịch vụ, sản phẩm trong khuôn khổ cơ chế giám sát chặt chẽ sự lưu chuyển hàng hóa toàn cầu với xu thế phát triển Logistics xanh, chuỗi cung ứng bền vững.

Nội dung bài viết

Triển vọng nghề nghiệp

Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, doanh nghiệp ngày càng nhận ra tầm quan trọng của Quản lý logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu để đảm bảo sự linh hoạt và ứng phó nhanh chóng với thị trường luôn biến động. Cạnh tranh ngày càng ít đi giữa các công ty riêng lẻ, mà ngày càng nhiều hơn và mang yếu tố toàn cầu giữa các chuỗi cung ứng với nhau. Với vai trò tăng cường hiệu quả và giảm chi phí, chuyên ngành Quản lý logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì sự linh hoạt mà còn định hình được chất lượng dịch vụ, tạo ra sự hài lòng cho khách hàng.

Dn 3
Sinh viên trường ĐH FPT thường xuyên được tiếp xúc với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đang tìm kiếm những chuyên gia có kiến thức sâu rộng về Quản lý logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu những người có khả năng tư duy, giải quyết vấn đề và làm việc hiệu quả trong môi trường quốc tế hóa với mức biến động cao. Điều này mở ra triển vọng nghề nghiệp vô cùng lớn cho ngành Quản lý logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu

Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu với kiến thức chuyên sâu về kinh tế – quản trị, có thể trở thành:

  • Chuyên viên/quản lý thu mua
    • Chuyên viên quản lý vận tải
    • Chuyên viên hải quan, chứng từ xuất nhập khẩu
    • Chuyên viên thiết kế và cung cấp giải pháp logistics
    • Chuyên viên thanh toán quốc tế
    • Chuyên viên lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp
    • Chuyên viên hoạch định sản xuất
    • Chuyên viên phân tích tư vấn, chăm sóc khách hàng
    • Chuyên viên điều phối dịch vụ logistics, điều phối đơn hàng
    • Chuyên viên kho vận
    • Chuyên viên quản trị kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh xuất nhập khẩu, chăm sóc
    khách hàng trong các công ty dịch vụ logistics
    • Quản lý chất lượng sản phẩm
    • Quản lý logistics và chuỗi cung ứng
    • Trưởng nhóm kinh doanh
    • Phụ trách các start-up về dịch vụ logistics
    • CEO của các start-up do chính mình thành lập

Đào tạo khác biệt

Đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ lẫn tư duy quản trị

Khác với những chương trình tương tự, chuyên ngành Quản lý logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu không chỉ trang bị kiến thức và kỹ năng phong phú về logistics, mà còn tích hợp chuyên môn về quản lý chuỗi cung ứng, từ nghiệp vụ đến chiến lược, từ phân tích nhu cầu thị trường đến quản trị nguyên liệu thô, từ sản xuất đến phân phối thành phẩm đến tay khách hàng.

Sinh viên được trang bị tối ưu khả năng về Quản lý logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu kỹ năng mềm, ngoại ngữ; các trải nghiệm học tập tại nước ngoài, các trải nghiệm kinh doanh thực tế dưới sự hướng dẫn của giảng viên và các mentor đến từ doanh nghiệp. Qua đó, người học nắm vững chuyên môn về quy trình thu mua toàn cầu, hệ thống kho bãi, phân phối và vận chuyển hàng hóa; phương thức vận hành, thiết kế và phân tích chuỗi cung ứng; nguyên tắc duy trì sự bền vững, quản lý tài nguyên con người lẫn tài nguyên công nghệ; cũng như những vấn đề và phương pháp giải quyết mà các doanh nghiệp trong ngành Quản lý logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu đang phải đương đầu. Bên cạnh, sinh viên được rèn giũa các kiến thức và kỹ năng cần thiết trong ngành: tư duy quản trị, sáng tạo, phản biện, giải quyết vấn đề, tư duy khởi nghiệp. Từ đó, mang lại cơ hội nghề nghiệp rộng mở và tiềm năng phát triển xa hơn cho người học trong lĩnh vực Quản lý logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.

tham quan doanh nghiep 1

Đào tạo ứng dụng công nghệ trong thị trường luôn đổi mới, biến động

Với lợi thế về công nghệ của Tập đoàn FPT, yếu tố công nghệ được nhúng sâu trong chương trình học. Kỹ năng sử dụng các công cụ số và công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, giúp người học thích ứng với sự thay đổi liên tục của công nghệ và thời đại.

Chương trình đào tạo ứng dụng công nghệ nổi bật hiện nay như hệ thống ERP với SAP, học máy (machine learning), kinh doanh thông minh (business intelligence), khoa học dữ liệu (data science), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), blockchain… nhằm tối ưu hoá chi phí, tiết kiệm trong quá trình vận hành, tạo ra giá trị, năng lực trách nhiệm xã hội đối với người theo đuổi chuyên ngành Quản lý Logistics và Chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sinh viên được làm việc thực tế từ 4 – 8 tháng ở học kỳ “học trong doanh nghiệp” – On-the-Job Training (OJT) tại các doanh nghiệp đầu ngành như FPT Software, FPT IS, Long Châu, FPT Retail, FPT Telecom, FPT Online, FPT Sendo, FPT Securities , Amazing Tech, Đài Truyền hình TP. HCM (HTV), Idp Education, Tanigawa Vietnam, Jw Marriott – Sun Group, HPT Vietnam Corporation… và hơn 300 doanh nghiệp là đối tác của Tập đoàn FPT trên toàn thế giới.

370745581 692755352886921 3913832640290457176 n
Môi trường học tập giàu trải nghiệm tại trường ĐH FPT

Xây dựng tinh thần khởi nghiệp từ giảng đường

Tại trường Đại học FPT, sinh viên chuyên ngành Quản lý logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu được xây dựng tinh thần khởi nghiệp thông qua các học phần của chương trình chính thức, hướng tới đào tạo kỹ thuật và kỹ năng thực hành khởi nghiệp. Sinh viên có cơ hội tích lũy năng lực về tư duy sáng tạo, phản biện, giải quyết vấn đề, tư duy khởi nghiệp và trải nghiệm khởi nghiệp. Kiến thức khởi nghiệp thực tế cũng được đào tạo thông qua các buổi gặp gỡ doanh nghiệp, các sự kiện, cuộc thi liên quan đến ngành Logistics và chuỗi cung ứng. Thường xuyên có cơ hội học hỏi và được trực tiếp hướng dẫn các dự án khởi nghiệp từ những chuyên gia, Founder và StartUp trong và ngoài nước, là cơ hội để sinh viên trường Đại học FPT mở rộng network, kết nối với doanh nghiệp, mentors khởi nghiệp thành công.

Đồng thời, sau học kỳ On-the-Job Training (OJT), sinh viên được hướng dẫn để có kết quả thực hành khởi nghiệp là một dự án StartUp, có thể được đầu tư thành StartUp nếu người học đồng ý, hoặc trở thành khóa luận tốt nghiệp, thay cho đồ án tốt nghiệp thông thường.

357692617 647901287368867 6945263136033404509 n

Ai phù hợp với chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng?

Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một ngành học đa dạng, đòi hỏi nhiều kỹ năng và tố chất khác nhau. Sinh viên có những tố chất sau có thể cân nhắc theo đuổi ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng:

Năng động, tư duy logic

Logistics là một ngành liên quan đến việc vận chuyển, lưu kho, phân phối hàng hóa. Do đó, người làm logistics cần có khả năng tư duy logic tốt để có thể đưa ra các quyết định chính xác, hiệu quả. Bên cạnh đó, môi trường làm việc trong ngành logistics thường rất năng động, đòi hỏi nhân viên phải có khả năng thích ứng tốt với sự thay đổi.

Sáng tạo, có khả năng lên kế hoạch và sắp xếp công việc

Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là một ngành liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, đòi hỏi nhân viên phải có khả năng sáng tạo để tìm ra các giải pháp tối ưu. Bên cạnh đó, nhân viên logistics cũng cần có khả năng lên kế hoạch và sắp xếp công việc hiệu quả để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển, phân phối đúng thời gian, đúng địa điểm.

Khả năng thích nghi, chịu áp lực cao

Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đòi hỏi công việc phải được thực hiện đúng thời gian, đảm bảo sự liên kết và hiệu quả giữa các bộ phận trong chuỗi cung ứng. Đòi hỏi nhân viên phải làm việc trong môi trường nhanh chóng, đối mặt với áp lực thời gian, quản lý nhiều nhiệm vụ cùng lúc và giải quyết các vấn đề phát sinh một cách linh hoạt.

357025682 646100324215630 1177371735269787447 n
Vovinam là môn giáo dục thể chất tại trường ĐH FPT.

Kỹ năng làm việc nhóm

Nhân viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng cũng thường phải làm việc với nhiều bên liên quan, bao gồm nhà cung cấp, đối tác vận chuyển, khách hàng và các bộ phận nội bộ doanh nghiệp. Do đó, có khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa, làm việc cùng các bộ phận khác trong tổ chức và hợp tác với đối tác ngoại vi là rất cần thiết. Kỹ năng lãnh đạo và giải quyết xung đột cũng là điểm cần chú trọng của nhân viên Logistics.

Thu nhập ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Thu nhập ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng khá cao, được đánh giá là một trong những ngành có thu nhập tốt nhất hiện nay. Theo khảo sát của VietnamWorks, mức lương trung bình của ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở Việt Nam hiện nay là 11 triệu đồng/tháng. Mức lương này có thể cao hơn tùy thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm và năng lực của người lao động.

375656076 685648463594149 4819143090274731257 n
Kiến trúc trường ĐH FPT hướng tới kiến trúc xanh, thân thiện với môi trường.

Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang có nhu cầu tuyển dụng cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… Một số yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người làm ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng:

  • Vị trí công việc:Các vị trí cấp cao như Giám đốc Logistics, Trưởng phòng Logistics,… thường có mức lương cao hơn
  • Kinh nghiệm:Người lao động có kinh nghiệm lâu năm thường có mức lương cao hơn người mới ra trường
  • Năng lực:Năng lực tốt, thể hiện được khả năng của mình trong công việc thường có mức lương cao
  • Doanh nghiệp:Các doanh nghiệp lớn, uy tín thường có mức lương cao hơn các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập
  • Khu vực:Mức lương của ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ở các thành phố lớn thường cao hơn ở các tỉnh thành khác.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng hơn. Các nhà quản lý chuỗi cung ứng cần có kiến thức và kỹ năng chuyên môn sâu rộng để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Trong tương lai, nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng sẽ ngày càng tăng cao. Do đó, đây là một ngành nghề có tiềm năng phát triển và mang lại nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho thế hệ Gen Z năng động ngày nay.

 

 

Bài viết liên quan