Tìm hiểu ngành Công nghệ Truyền thông tại trường Đại học FPT

Công nghệ truyền thông là một ngành học đang phát triển mạnh mẽ trong thời đại số. Với sự bùng nổ của internet và các mạng xã hội, nhu cầu về các sản phẩm truyền thông kỹ thuật số ngày càng tăng cao. Điều này đã tạo ra cơ hội việc làm rộng mở cho các cử nhân ngành Công nghệ truyền thông.

cong nghe truyen thong 01

Công nghệ truyền thông là gì?

Hiểu một cách đơn giản ngành Công nghệ truyền thông là ngành học ứng dụng công nghệ trong các lĩnh vực về truyền thông. Mục tiêu của ngành là trang bị giúp sinh viên vận dụng các kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, kỹ năng về sản xuất, phát triển, quản trị và kinh doanh các sản phẩm truyền thông, xây dựng và lập trình các ứng dụng. Ngoài ra ngành học này còn nghiên cứu về quá trình tổ chức, quản lý công việc trong lĩnh vực sản xuất truyền thông như sản xuất phim điện ảnh, chương trình phát thanh, truyền hình, phim quảng cáo, multimedia và các thể loại sản phẩm truyền thông hiện đại khác, quá trình kinh doanh truyền thông nghe nhìn gồm kinh doanh và marketing phim ảnh, chương trình, bản quyền nội dung nghe nhìn, thời lượng quảng cáo,…

Ngành Công nghệ truyền thông tại Đại học FPT gồm có 2 chuyên ngành:

Truyền thông đa phương tiện

Quan hệ công chúng

cong nghe truyen thong 2

Ngành Công nghệ truyền thông học những gì?

Các môn kiến thức nền tảng

Các môn kiến thức nền tảng là kiến thức đầu tiên mà bất kỳ sinh viên Công nghệ truyền thông nào cũng cần nắm vững. Các môn này bao gồm:

Ngoại ngữ: Đây là môn học quan trọng giúp sinh viên có thể giao tiếp và tiếp cận với nguồn tài liệu quốc tế.

Giáo dục quốc phòng: Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quốc phòng, an ninh.

Pháp luật đại cương: Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về pháp luật.

Kinh tế chính trị Mác – Lênin: Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kinh tế chính trị.

Các môn chuyên ngành

Sau khi hoàn thành các môn kiến thức nền tảng, các bạn sinh viên ngành Công nghệ truyền thông sẽ được học các môn học chuyên ngành phục vụ cho công việc sau này. Các môn chuyên ngành bao gồm:

Quản lý truyền thông: Môn học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về cách lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện, sản xuất và đánh giá các hoạt động truyền thông.

Sản xuất âm thanh, video: Môn học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về cách xử lý hình ảnh, xử lý âm thanh, các công cụ, phần mềm và cách sử dụng các thiết bị chuyên dụng.

Xuất bản truyền thông: Môn học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về cách thiết kế sách, báo, tạp chí, các kỹ thuật dàn trang, in ấn, cách phát hành ấn phẩm và các công cụ hữu ích.

Lập kế hoạch truyền thông: Môn học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về cách lập kế hoạch truyền thông hiệu quả, dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra.

Truyền thông Marketing tích hợp: Môn học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về cách triển khai các chiến lược Marketing tích hợp nhằm tiếp cận khách hàng hiệu quả.

Kỹ xảo Điện ảnh số – Digital FX: Môn học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về cách sử dụng kỹ xảo điện ảnh số nhằm tạo ra các sản phẩm truyền thông hấp dẫn và cuốn hút.

quan tri truyen thong 2

Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng được học thêm các môn như:

Marketing truyền thông

Xây dựng chương trình Truyền hình

Sản xuất phim truyện

Xây dựng chương trình báo phát thanh

Thiết kế cho In ấn và Quảng cáo

Kỹ năng mềm

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành Công nghệ truyền thông cũng được trang bị các kỹ năng mềm liên quan đến lĩnh vực như:

Kỹ năng phản biện: Kỹ năng này giúp sinh viên có thể phân tích và đánh giá các thông tin một cách khách quan.

Trình bày đa phương tiện: Kỹ năng này giúp sinh viên có thể trình bày các ý tưởng của mình một cách hiệu quả.

Quản lý dự án: Kỹ năng này giúp sinh viên có thể quản lý và điều phối các dự án truyền thông một cách hiệu quả.

Học ngành Công nghệ truyền thông ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ truyền thông sẽ dễ dàng nắm bắt cơ hội việc làm và thành công với các vị trí:
– Chuyên viên nghiên cứu, phát triển các chương trình hoặc ứng dụng truyền thông (chương trình truyền hình, quảng cáo, game, web,..), chuyên viên điều phối sản xuất, quản lý sản xuất, kinh doanh bản quyền chương trình, kinh doanh thời lượng phát sóng,…
– Biên tập viên, phóng viên tại các tòa soạn báo in, báo điện tử; đài phát thanh, đài truyền hình; nhà xuất bản,…
– Chuyên gia marketing, quan hệ khách hàng tại các doanh nghiệp.
– Chuyên gia tổ chức, triển khai các hoạt động truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng.
– Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về lĩnh vực Ngành Công nghệ truyền thông.

quan tri truyen thong 1

Học ngành Công nghệ truyền thông làm việc ở đâu?

Để thích ứng với môi trường làm việc và thành công trong lĩnh vực này, bạn cần phải sở hữu những tố chất như kiên trì, am hiểu công nghệ, có kiến thức sâu rộng để thích ứng với nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau trong lĩnh vực giải trí. Ngoài ra bạn cần có phẩm chất của người làm truyền thông, kinh doanh như nhạy cảm, sáng tạo, tổng hợp và phân tích tốt thông tin.
Để chuẩn bị “hành trang” cho quá trình làm việc thực tế, sinh viên theo học ngành Công nghệ truyền thông sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức vững chắc về qui trình sản xuất các thể loại sản phẩm truyền thông (phát thanh, truyền hình, điện ảnh, multimedia…) và kỹ năng quản trị sản xuất. Ngoài ra, các bạn còn được phát triển cả kỹ năng mềm để thành công trong môi trường làm việc chuyên nghiệp trong và ngoài nước: kỹ năng giao tiếp, trình bày đa phương tiện, quản lý dự án, kỹ năng lãnh đạo, quản trị các nguồn lực, kỹ năng làm việc trong tổ chức,… Bên cạnh đó còn nâng cao năng lực quản trị kinh doanh sản phẩm truyền thông, nghiên cứu thị hiếu khán thính giả, lập kế hoạch truyền thông, marketing và triển khai hiệu quả kế hoạch kinh doanh sản phẩm truyền thông (chương trình, phim ảnh, nội dung multimedia…) qua các phương tiện hiện đại.
Với vốn kiến thức, kỹ năng được trang bị bài bản, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ truyền thông có thể công tác tại các đơn vị nhà nước hoặc tư nhân như báo chí, đài truyền hình, phát thanh, hãng phim, công ty truyền thông giải trí, công ty quảng cáo, công ty phần mềm,…

Học Công nghệ truyền thông tại trường Đại học FPT có gì đặc biệt?

Trường đại học công nghệ hàng đầu Việt Nam

Chương trình Cử nhân Công nghệ truyền thông – chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện của Trường Đại học FPT là chương trình đào tạo tiên phong tại Việt Nam trang bị cho người học kỹ năng tích hợp công nghệ hiện đại (AI, Metaverse…) vào phân tích dữ liệu, lập kế hoạch, quản trị và đánh giá kế hoạch truyền thông tích hợp đa phương tiện, đa nền tảng.

Chương trình đào tạo tiên tiến

Chương trình được phát triển và vận hành bởi những chuyên gia hàng đầu Việt Nam liên kết các nhà nghiên cứu thế giới, với sự hợp tác chặt chẽ cùng các đối tác hàng đầu trong lĩnh vực sáng tạo truyền thông, quản trị sự kiện truyền thông và giải trí, quan hệ công chúng, marketing số…

Sinh viên được trang bị kiến thức truyền thông cơ bản bên cạnh việc được học về cách sử dụng các công cụ, phần mềm, công nghệ trí tuệ nhân tạo trong phân tích dữ liệu cũng như trong quá trình sản xuất các sản phẩm truyền thông tương thích với các phương tiện và nền tảng truyền thông nhằm tối ưu hoá hiệu quả của các kế hoạch truyền thông.

Ngoài ra, với kiến thức quản trị và kỹ năng lãnh đạo, người học sẽ là những nhà quản trị truyền thông bản lĩnh, có tầm ảnh hưởng và có khả năng cống hiến cho ngành Công nghệ truyền thông trong nước và quốc tế; tạo tiền đề cho việc học tập, nghiên cứu ở bậc học cao hơn về lĩnh vực Truyền thông.

Chương trình đào tạo gắn với doanh nghiệp

Với mạng lưới đối tác toàn cầu của Tập đoàn FPT, Trường Đại học FPT đảm bảo sinh viên được đào tạo và gắn kết với Ngành Truyền thông Việt Nam và thế giới thông qua các bài tập dự án thực tế kết nối với doanh nghiệp (Project based learning), học kỳ học tập tại doanh nghiệp (On the Job Training), Đồ án tốt nghiệp – là dự án truyền thông thực tế đến từ doanh nghiệp/tổ chức. Ở học kỳ 6 – On-The-job-Training, sinh viên cũng được học và làm việc thực tế tại các doanh nghiệp đối tác chiến lược của Đại học FPT là những đơn vị truyền thông hàng đầu như FPT Online (VNExpress), HTV, Cát Tiên Sa, Điền Quân, Yan, Yeah1…

Cơ sở vật chất hiện đại

Với hệ thống campus trải dài khắp các thành phố lớn của Việt Nam (Thủ đô Hà Nội, TP. Đà Nẵng, TP. Quy Nhơn, TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ), Trường Đại học FPT trang bị đầy đủ các hệ thống giáo trình nhập khẩu nước ngoài, tài khoản Coursera, thư viện miễn phí, phòng lab, studio đa phương tiện, hội trường… phục vụ sinh viên ngành Công nghệ truyền thông thỏa sức đam mê sáng tạo truyền thông, tổ chức sự kiện văn hoá, nghệ thuật, giải trí…

quan tri truyen thong 3

Những tố chất phù hợp với ngành Công nghệ truyền thông

Để theo đuổi và thành công trong lĩnh vực Công nghệ truyền thông, bạn cần có những tố chất như sau:
1. Đam mê lĩnh vực truyền thông, yêu thích công nghệ, thông minh và có óc sáng tạo: đây là một tố chất quan trọng để bạn bắt đầu quá trình học tập một cách dễ dàng. Có đam mê, có sáng tạo thì những sản phẩm truyền thông mới thực sự thu hút và mang tính độc đáo, khác biệt.
2. Bên cạnh đó người học ngành Công nghệ truyền thông cần chủ động học hỏi và trau dồi kiến thức bởi thế giới xung quanh luôn thay đổi và phát triển không ngừng, kiến thức hôm nay có thể trở nên lỗi thời vào ngày mai, trau dồi kiến thức để bắt kịp tốc độ phát triển của lĩnh vực truyền thông nói chung và thích ứng với nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau trong lĩnh vực giải trí nói riêng.
3. Hơn nữa, sinh viên nên nghiêm túc với công việc mình lựa chọn, với những điều mình được học tập, có khả năng tư duy độc lập, logic, nhạy cảm, tinh tế. Một tố chất quan trọng không kém là sự kiên trì, nhẫn nại trong công việc, bởi những căng thẳng áp lực trong công việc trước những kết quả không phải lúc nào cũng diễn ra như mong muốn.
Những tố chất để học tốt ngành Công nghệ truyền thông không chỉ giới hạn trong những điều ở trên mà người học ngành Công nghệ truyền thông cần thêm kỹ năng biên tập, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sáng tạo, kỹ năng quản trị và kinh doanh quảng cáo truyền thông, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng giao tiếp, trình bày tốt, sử dụng tiếng Anh thành thạo và kỹ năng làm việc trong tổ chức.
Việc xác định rõ tốt chất và hướng đi của nghề nghiệp là bước đệm quan trọng trong lộ trình học tập và làm việc của mỗi người trong tương lai. Nếu đạt được những yếu tố kể trên, bạn hãy tự tin gắn bó với ngành Công nghệ truyền thông. Bên cạnh việc phát huy tối đa những tố chất đang có, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ cần thiết từ ngôi trường bạn sẽ theo học.

Bài viết liên quan