Chọn ngành gì? trường nào? Luôn là bài toán khó làm đau đầu không chỉ riêng cho các bạn học sinh lớp 12 mà còn là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh học sinh. Nếu bạn đang trong tình trạng rối như tơ vò, hãy cập nhật nhanh những nguyên tắc sau. Nó có thể là một gợi ý hữu ích để bạn giải bài toán ngành gì? trường nào? lúc này.
Bước 1: Biết mình là ai
Điều cần thiết khi chọn ngành là bạn phải trả lời thật chính xác những câu hỏi cơ bản nhất về chính mình cũng như những vấn đề tâm lý có liên quan:
- Bạn thuộc tuýp người nào?
- Bản thân muốn gì?
- Bạn có thế mạnh gì?
- Muốn học trong môi trường ra sao?
- Lực học thế nào? Những kỹ năng bạn có?
Kĩ năng bạn có thể bồi đắp dần trong quãng đời sinh viên nhưng lực học bạn cần đánh giá khách quan. Đó là kết quả học tập. Nếu còn lăn tăn, bạn có thể tìm hiểu về năng lực của cá nhân như chỉ số IQ, CQ, EQ thông qua một số bài tập, một số trắc nghiệm.
Thí sinh có thể tham khảo đề toán tư duy logic tại đây.
Tất cả những câu hỏi này được thực hiện một cách nghiêm túc. Nó sẽ là bước đầu định hướng đắc lực cho việc chọn ngành nghề phù hợp với bản thân nhất.
Bước 2: Chọn ngành cân bằng giữa sở thích và nhu cầu xã hội
Lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân và xã hội cần trong tương lai sẽ giúp các em có được động lực phát triển trong tương lai.
Hãy liệt kê các ngành nghề bản thân yêu thích, hứng thú theo thứ tự ưu tiên sau đó áp dụng 3 nguyên tắc sau để chọn ra ngành phù hợp nhất.
Nguyên tắc 1: Chỉ chọn khi hiểu biết đầy đủ về ngành/nghề. Để biết được những điều đó bạn hãy trả lời cho những câu hỏi sau:
- Với ngành này sẽ học gì?
- Ra trường sẽ làm gì?
- Muốn làm việc trong lĩnh vực ấy, bạn cần đáp ứng yêu cầu gì?
- Có cơ hội thăng tiến không?
- Môi trường làm việc thế nào?
- Thu nhập, tính chất công việc ra sao?
Nguyên tắc 2: Không chọn ngành khi xã hội không có nhu cầu
Sau khi ra trường có thể dễ dàng tìm được một công việc phù hợp, cơ hội thăng tiến cao là mơ ước của rất nhiều người. Do đó, việc tìm hiểu nhu cầu của xã hội trước khi bắt tay vào học một ngành nào đó là việc cực kỳ quan trọng, điều đó quyết định tương lai của bạn về sau. Một công việc được cho là dễ xin chỉ khi xã hội đang cần, nhu cầu tuyển dụng cao hơn nguồn lao động hiện có trên thị trường. Ngược lại xã hội không có nhu cầu nhân lực về ngành điều này cũng đồng nghĩa với cơ hội nghề nghiệp sẽ rất thấp. Việc bạn khả năng không xin được việc, hay phải làm trái ngành là rất cao.
Sự khác biệt của Đại học FPT so với các trường đại học khác là là đào tạo theo hình thức liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn, với nghiên cứu – triển khai và các công nghệ hiện đại nhất. Các nhóm ngành nghề trường đào tạo đều có nhu cầu nhân lực xã hội cao.
Đón đầu cơ hội nghề nghiệp với top ngành Đại học FPT đào tạo tại đây
Nguyên tắc 3: Hãy chọn ngành mà bản thân coi trọng, yêu thích
Khi bạn yêu thích, say mê một nghề nào đó thì sẽ có động lực để làm việc, tìm tòi, sáng tạo, phát triển và thành công. Vì vậy, chọn nghề nghiệp phù hợp với sở thích là một yếu tố rất quan trọng và hiểu được sở thích nghề nghiệp sẽ giúp các bạn chọn được ngành học phù hợp để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Bước 3: Chọn trường có môi trường học tập tốt và năng động
Thường những thí sinh đã xác định được ngành học yêu thích cần lưu ý chọn những trường đại học phù hợp bằng cách tham khảo mức điểm chuẩn của trường trong 2-3 năm liên tiếp gần nhất. Tuy nhiên vẫn là chưa đủ, bạn cần tìm hiểu rõ thông tin về trường. Hãy chọn trường mạnh về đào tạo ngành mình chọn, có môi trường học tập tốt và năng động. Môi trường ở đây là tổng hợp về sinh viên, danh tiếng, giảng viên, hoạt động ngoại khóa…
Ngày nay, có rất nhiều nguồn thông tin chúng ta có thể tham khảo về các trường mình muốn tìm như thông qua các ngày hội tuyển sinh, hướng nghiệp; hỏi người thân; đọc báo; hoặc tra cứu thông tin thí sinh về trường thông qua các websites, Facebook Fanpage của trường, các Group hội nhóm sinh viên của trường; thông qua tổng đài tư vấn… Chính các bạn sẽ biết mình muốn gì và cần gì thông qua những tin tức mà mình tự tìm hiểu.
Tìm hiểu Đại học FPT qua những kênh nào?
Đại học FPT là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao chuyên ngành CNTT, Khối ngành Kinh tế, Thiết kế đồ họa, Ngôn ngữ, Kiến trúc, Quản trị khách sạn và các nhóm ngành khác có liên quan cho Tập đoàn FPT cũng như cho các tập đoàn toàn cầu tại khắp nơi trên thế giới và các doanh nghiệp Việt Nam.
Để có thể tìm hiểu thông tin về Đại học FPT qua những kênh sau:
Hỏi những người đã đi trước
Tham khảo thông tin những đàn anh, đàn chị thế hệ trước mà bạn biết đang học ở trường hoặc trong các Group hội nhóm sinh viên của trường cũng là một kênh hữu ích. Bởi lẽ họ là những người có thời gian tiếp xúc với trường lâu hơn, sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc cho bạn những thông tin tư vấn tuyển sinh cần thiết về trường đó.
Hãy gia nhập ngay các page và group của trường
Trong thời đại CNTT thì việc gia nhập ngay các FB page và group được xem là tối ưu khi ngồi một chỗ mà bạn vẫn biết tuốt. Để tìm hiểu về Đại học FPT bạn hãy theo dõi FB fanpage FPT University, Phòng Công tác sinh viên; Phòng Hợp tác quốc tế & phát triển cá nhân (IC-PDP); tham gia các group Bí quyết săn học bổng ĐH FPT, Hội sinh viên Đại học FPT K14, Hội sinh viên K15 SAY Đại học FPT. Tại đây bạn có thể cập nhật thông tin hoạt động của nhà trường và sinh viên từ chương trình học tập, hoạt động ngoại khoá, học kì trao đổi nước ngoài, cuộc thi, cách ôn luyện thi, tin tuyển dụng…
Gọi cho cán bộ trường để nghe tư vấn
Đại học FPT luôn có cán bộ sẵn sàng hỗ trợ tư vấn miễn phí qua điện thoại cho bạn. Nếu bạn cảm thấy khó khăn, còn mơ hồ về tương lai của mình thì hãy nhấc điện thoại lên gọi tới số 02473001866. Thông qua sự hỗ trợ của cán bộ nhà trường bạn có thể biết được ngành bạn yêu thích sẽ học gì, có những chương trình gì hỗ trợ sinh viên, sau này ra trường cơ hội việc làm sẽ như thế nào? Cơ sở vật chất nhà trường ra sao?…
Trải nghiệm một ngày là sinh viên trường F
Big Open Day là sự kiện thường niên hàng năm Đại Học FPT tổ chức dành cho học sinh THPT có mong muốn được tìm hiểu về trường. Tham gia chương trình này các bạn sẽ được trải nghiệm “1 ngày làm sinh viên trường F”, được tham quan cơ sở vật chất, trải nghiệm giảng đường, các lớp học vovinam, nhạc cụ dân tộc, tiếng Nhật, tăng kỹ năng mềm… tại Đại Học FPT. Không những thế, các bạn còn cớ cơ hội giao lưu cùng các anh chị sinh viên, các câu lạc bộ của Trường, tạo dựng mối quan hệ tương lai.
Năm 2020, Đại học FPT tuyển sinh các ngành: Công nghệ thông tin (Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tại – AI , IoT- Internet vạn vật); Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Quản trị kinh doanh; Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (dự kiến), Truyền thông đa phương tiện; . Thí sinh có học bạ THPT các khối A00, A01, D01, D90, D96, C00 trong 2 học kỳ (học kỳ 2 lớp 11 + học kỳ 1 lớp 12 hoặc 2 học kỳ lớp 12) >=7.0 đủ điều kiện miễn thi sơ tuyển vào trường Đại học FPT có thể nộp hồ sơ xét tuyển. |