Quản trị cấp cao hay người phục vụ trong khách sạn?

Dịch vụ nhà hàng – khách sạn luôn nằm trong top 3 ngành nghề khao khát nhân sự nhiều nhất. Môi trường làm việc đẳng cấp cùng thu nhập cao, nhiều bạn trẻ định hướng công việc tương lai trong lĩnh vực này.

Ngành Quản trị Khách sạn đang là lựa chọn của nhiều bạn trẻ.

Ngành Quản trị Khách sạn đang “hot”

Du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, năm 2016, cả nước đón hơn 10 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 62 triệu lượt khách nội địa, 18,800 cơ sở lưu trú với 355,000 buồng phòng được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Doanh thu từ lữ hành, lưu trú và các dịch vụ ăn uống ước đạt 402,66 nghìn tỷ đồng.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch dẫn đến nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn tăng cao hơn bao giờ hết. Mức thu nhập trung bình cho vị trí quản lý khách sạn quy mô vừa là 10 – 18 triệu/tháng và 40 triệu/tháng trở lên đối với các khách sạn đạt chuẩn 5 sao.

Theo phân tích của Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP.HCM, nhân sự trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn sẽ còn khan hiếm trong thời gian dài, nhất là những vị trí quản lý cao cấp. Trong giai đoạn từ nay đến 2025, mỗi năm, ngành Du lịch Việt Nam cần 21.600 người. Thay vì lựa chọn những ngành nghề đang bão hòa, Quản trị Khách sạn đang là một lối đi tiềm năng và rộng cửa.

Ưu thế thuộc về nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhu cầu mạnh mẽ nhưng nhà tuyển dụng nhân sự ngành Quản trị Khách sạn luôn đòi hỏi ứng viên phải đáp ứng những tiêu chí khắt khe. Đặc biệt là khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, kỹ năng mềm, kiến thức chuyên môn và ngoại hình. Những bạn trẻ yêu thích ngành nghề này cần trang bị cho mình những hành trang thiết yếu để phù hợp với đặc trưng ngành Quản trị Khách sạn và tính chọn lọc của thị trường lao động mà ưu thế luôn thuộc về nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng vươn ra thị trường quốc tế.

Tại Việt Nam, có nhiều trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học đào tạo nhân sự ngành Quản trị Khách sạn. Tuy nhiên, chỉ có kiến thức được cung cấp ở bậc Đại học mới giúp người học có đủ chuyên môn cho những vị trí quản lý cao cấp.

Nắm bắt nhu cầu thị trường, một vài trường Đại học đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam đã thiết kế chương trình đào tạo bằng ngoại ngữ. Nổi bật có trường Đại học FPT, không chỉ giảng dạy kiến thức chuyên ngành Quản trị Khách sạn hoàn toàn bằng tiếng Anh mà còn đào tạo song song ngoại ngữ thứ hai là tiếng Trung Quốc. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Khách sạn tại Đại học FPT được nhiều nhà tuyển dụng chào đón bởi kiến thức tương đương sinh viên quốc tế và giao tiếp thành thạo cả hai ngoại ngữ.

Kinh nghiệm thực tế đặc biệt quan trọng

Đối với những ngành nghề mang tính thực tiễn cao như Quản trị Khách sạn, trải nghiệm thực tế và kinh nghiệm làm việc là một điều vô cùng quan trọng. Một nghịch lý dễ thấy trong đào tạo và tuyển dụng tại Việt Nam là sinh viên thường không có kinh nghiêm làm việc thực tế, trong khi đó doanh nghiệp luôn đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm dẫn đến tình trạng cử nhân thất nghiệp hàng loạt.

Một mô hình giáo dục hiệu quả hơn đang được nhiều trường học hỏi là chương trình giảng dạy của Đại học FPT. Với 98% sinh viên có việc làm chỉ trong 3 tháng sau khi tốt nghiệp, sinh viên Đại học FPT được thực tập thực tế trong thời thời gian từ 4-8 tháng tại các khách sạn đạt chuẩn quốc tế trong và ngoài nước ngay từ năm học thứ 3. Đây là thời gian giúp sinh viên thực hành các kiến thức được học trên giảng được và làm việc như những nhân viên thực thụ.

Hướng đến công việc toàn cầu

Quản trị Khách sạn đặc biệt phù hợp với các bạn trẻ yêu thích giao tiếp quốc tế, hòa nhập đa văn hóa, có tính kỷ luật cao và phản ứng nhanh trong các tình huống bất ngờ. Với đặc thù môi trường làm việc là những khách sạn đẳng cấp quốc tế, khách hàng đến từ nhiều nền văn hóa trên thế giới, sinh viên cần được chú trọng đào tạo kỹ năng mềm – một trong những điểm cần khắc phục của phần lớn nguồn nhân lực Việt Nam. Nhiều trường đại học đưa kỹ năng mềm vào chương trình giảng dạy chính thức, tổ chức các lớp kỹ năng, đặc biệt như Đại học FPT dành cho sinh viên 6 tháng học tại đại học KDU Malaysia, đây cũng là cách đưa sinh viên Việt Nam tiến gần hơn với nền giáo dục của các nước có khối ngành dịch vụ phát triển.

Một cơ hội làm việc toàn cầu đang mở ra đối với nhiều bạn trẻ yêu thích ngành Quản trị Khách sạn. Trở thành một quản lý cấp cao hay một người phục vụ thông thường trong ngành nghề mang tính dịch vụ này nằm ở chính sự lựa chọn của các bạn  Trong đó, môi trường học tập chính nơi định hướng và trang bị cho bạn những hành trang cần thiết nhất để bạn sẵn sàng cho công việc tương lai ngay từ hôm nay.

Theo Tuổi trẻ

Năm 2017, Đại học FPT tuyển sinh ngành Quản trị khách sạn theo hai hình thức: tham gia kỳ thi tuyển sinh ngày 14/5 hoặc đăng ký xét tuyển. Thí sinh có tổng điểm trung bình 3 môn trong 5 học kỳ liêp tiếp ở THPT từ 21 điểm trở lên (làm tròn đến một chữ số thập phân) xét theo tổ hợp môn tương ứng với ngành đăng ký học tại Đại học FPT đủ điều kiện miễn thi kỳ thi tuyển sinh đầu vào của Trường Đại học FPT có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển về Trường.

Thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển vào trường Đại học FPT theo 1 trong 3 cách: Đăng ký xét tuyển trực tuyến trên website của trường; Gửi hồ sơ qua bưu điện; Đăng ký xét tuyển trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh. Thời hạn cuối cùng để các thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học FPT là ngày 11/5/2017. Kết quả xét tuyển sẽ được trường công bố sau ngày 15/5/2017 trên website của trường.