Sinh viên ĐH FPT hào hứng học Quản lý tài chính cá nhân

Những tân sinh viên háo hức bước chân vào giảng đường, làm chủ cuộc sống của chính mình, nhưng cuộc sống của tân sinh viên không hề “dễ chịu”, nhất là vấn đề tài chính. Triên thực tế do thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, nhiều sinh viên rơi vào tình cảnh vay mượn triền miên.

Khoá học Money Minded – quản lý tài chính cá nhân nhận được sự yêu thích của các sinh viên K13 – ĐH FPT

Nhận biết được khó khăn mà tân sinh viên gặp phải, khoá học Money Minded – quản lý tài chính cá nhân phát triển bởi ANZ đã mang tới cho các em những kiến thức hữu ích.

Sau lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam và tại chính ĐH FPT vào năm 2012, năm nay, Money Minded đã trở lại với diện mạo hoàn toàn mới. Thay vì những anh chị nhân viên đến từ ngân hang ANZ trước kia đứng lớp thì lần này chính các thầy cô, anh chị cán bộ làm việc tại chương trình phát triển cá nhân (PDP) sau khi tham gia khoá huấn luyện điều phối viên cho khoá học trực tiếp giảng dạy, chia sẻ.

Cô Trịnh Phương Anh (cán bộ phòng IC_PDP) một trong những giảng viên khoá học

Toàn bộ sinh viên khóa K13 ĐH FPT đều được tham gia khóa học. Đến với Money Minded các bạn được dạy cách lập kế hoạch cho tương lai, quản lý các khoản chi tiêu sao cho thông minh, tiết kiệm; cân bằng giữa những điều cần thiết và những mong muốn chi tiêu bộc phát cũng như biết cách thẳng thắng nói “Không” với những khoản chi tiêu không hợp lý.

Các bạn sinh viên hào hứng trong mỗi tiết học

Chương trình là bước chuẩn bị nền tảng để phát triển những kỹ năng sống đầy đủ cho các bạn sinh viên kể từ khi bắt đầu vào môi trường đại học, phải sống xa nhà. Những bài học được thiết kế sinh động và gần gũi với tâm lý của các bạn sinh viên, cùng với sự dẫn dắt vui nhộn của các cán bộ phòng IC_PDP khiến cho những giờ học thêm hiệu quả. Các bạn sinh viên cũng hào hứng, tiếp thu nội dung một cách tích cực hơn.

Cùng nhau trao đổi, chia sẻ cách lập kế hoạch tài chính cá nhân tránh tình trạng “viêm màng túi”

Khoá học cũng đưa ra một số giải pháp giúp bạn trẻ có thể cân đối lại chi tiêu như: tiêu dùng thông minh; học cách quản trị thời gian; thay đổi thói quen, thái độ, tâm lý về chi tiêu; cần có thái độ đúng là trân trọng đồng tiền bởi đó là kết tinh của mồ hôi nước mắt, là thước đo giá trị sức lao động. Từ trân trọng, bạn sẽ tạo ra những đồng tiền chân chính và chi tiêu một cách có kiểm soát.

Nguồn ảnh:

Phòng IC_PDP