Gặp gỡ cô giáo đa tài với nhan sắc “thiên thần” của bộ môn Nhạc cụ dân tộc

Cô giáo Nguyễn Thùy Chi – Giảng viên Bộ môn Nhạc cụ dân tộc, Trường ĐH FPT là cái tên không còn quá xa lạ với các bạn sinh viên. Không chỉ là một nhà giáo nhiệt huyết, mà còn cô mà một nhạc sĩ tài tăng sở hữu vẻ ngoài “thiên thần” say đắm lòng người. Ngoài việc dành tất cả thanh xuân theo đuổi đam mê âm nhạc, cô Thùy Chi vẫn không ngừng nỗ lực “giữ lửa” và “giữ hồn” cho nhạc cụ truyền thống.

Ấn tượng với bảng thành tích âm nhạc

Cô Thùy Chi sinh ra và lớn lên trong một gia đình mang dòng máu nghệ sĩ, từ thuở nhỏ, cô đã được bồi đắp niềm đam mê với nhạc cụ dân tộc. Tính đến thời điểm hiện tại, cô đã dành hơn 20 năm tuổi trẻ của bản thân gắn bó với cây đàn Tỳ bà. Bỏ ra nhiều thời gian, công sứ theo đuổi tình yêu với môn nhạc này, cô giáo Thùy Chi cũng đồng thời sở hữu một bảng thành tích siêu khủng khiến bất cứ sinh viên ĐH FPT cũng phải trầm trồ.

Huy chương Bạc Liên hoan đàn và hát dân ca chuyên nghiệp Thủ đô Hà Nội năm 2006
– Huy chương Vàng Liên hoan đàn và hát dân ca chuyên nghiệp Thủ đô Hà Nội năm 2008
– Học bổng Tài năng âm nhạc Toyota
– Học bổng Odon Valet
– Giải tiết mục xuất sắc nhất tại cuộc thi Facebook 2012 do báo Sinh viên tổ chức
– 4 năm là sinh viên giỏi của trường Học viên Âm nhạc
– Đạt giải Ca nương xuất sắc nhất tại Liên hoan Ca trù toàn quốc năm 2014
– Một trong 98 sinh viên tốt nghiệp thủ khoa đầu ra của các trường đại học và học viên trên địa bàn Hà Nội
– Học bổng chương trình CPI của chính phủ Hàn Quốc học về Âm nhạc truyền thống tại đất nước Hàn Quốc

Bảng thành tích ấy chính là kết tinh của niềm đam mê nhạc cụ và tình yêu với văn hóa truyền thống Việt Nam của cô Thùy Chi

Cơ duyên kết nối với Trường Đại học FPT

Nói về cơ duyên khi đến với ĐH FPT, cô giáo Thùy Chi vẫn còn bồi hồi. Tốt nghiệp thủ khoa Học viên Âm nhạc, cô được nhận rất nhiều lời mời đi lưu diễn cả trong và ngoài nước, đồng thời cũng nhận được nhiều cơ hội để khám phá và phát triển khả năng nghệ thuật. Thời điểm mà cô Chi nhận được lời mời về dạy bộ môn nhạc cụ truyền thống từ thầy Hiệu trường Nguyễn Khắc Thành chỉ các thời điểm cô Chi đi du học tại đạt nước Hàn Quốc một tháng. Đối với một người nghệ sĩ mà nói, cơ hội được đi trải nghiệm và học tập tại nước ngoài là một niềm hạnh phúc rất lớn.

Có tài, có sắc và cô Thùy Chi vẫn dành trọn một tình yêu với sứ mệnh truyền lửa trên bục giảng

Tưởng chừng cô phải bỏ lỡ một trong hai cơ hội, một bên là cơ hội, một bên là công việc. Nhưng thật may mắc, cô Chi lại nhận được sự ủng hộ của thầy Nguyễn Khắc Thành, Hiệu trường Nhà trường. Thầy Thành ủng hộ cô đi du học và trở về giảng dạy sau khi kết thức khóa học. Vậy là, sau 5 tháng học tập tại đất nước Hàn Quốc xa xôi, cô đã quyết định trở về với Việt Nam, trở về ĐH FPT để giảng dạy.

“Ngoài công việc là một nghệ sĩ, có niềm đam mê với biểu diễn, với sân khấu, cô còn muốn thử sức với một trò chơi mới, là một Giảng viên Âm nhạc tại trường học. Điều đó càng trở nên đặc biệt hơn khi ngôi trường đó trở lại là trường Đại học hàng đầu về Công nghệ và cũng là trường hàng đầu tiên được đưa vào hệ thống truyền thông nhạc vào bài giảng dạy. Đây quả là một cơ hội tuyệt vời để cô vừa có thể theo đuổi đam mê âm nhạc lại vừa có thể mang tiếng đàn để truyền tải cho các bạn sinh viên thêm hiểu và yêu các giá trị truyền thống của dân tộc” – Cô Thùy Chi tâm sự.

Tháng 5 năm 2016, cô chính thức gia nhập Đại Học FPT với vai trò giảng viên nhạc cụ dân tộc

Hành trình “truyền lửa” trên giảng đường

Phải chăng duyên số đã an bài cho cô từ một người nghệ sĩ khát khao được đi biểu diễn trở thành một giảng viên âm nhạc gắn bó với mảnh đất Hola huyên náo, gắn bó với nghề giáo. Hòa Lạc là nơi cho cô rất nhiều những cung bậc cảm xúc sau mỗi ngày lên làm bởi sự đáng yêu và thông minh của các bạn sinh viên.

Cô Thùy Chi bộc bạch rằng: “Nhiều bạn sinh viên có năng khiếu chơi đàn đã lên lớp xin cô học thêm với những khóa sau nữa. Các bạn ấy cũng mua cho bản thân một cây đàn Tỳ bà và toàn năn nỉ cô cho học những bài mà cô thi tốt nghiệp Đại học thôi. Được làm việc, được dậy các bạn ấy là điều mà cô rất vui, vui vì những điều mình truyền đạt khiến các bạn ấy cảm thấy hứng thú, yêu thích và đón nhận nó”.

Không chỉ xinh đẹp, tài năng, cô Chi còn biết cách “bỏ bùa”, khiến học trò “say như điếu đổ” các loại nhạc cụ dân tộc, dù không phải là dân học nhạc chuyên nghiệp

Ngoài những giờ giảng trên lớp, cô Chi được mời đi biểu diễn ở nhiều sân khấu, sự kiện nghệ thuật mang âm hưởng truyền thống và và hiện nay đang tạo dựng kênh youtube chuyên về đàn Tỳ bà. Nhiều khi đi dạy và hoạt động nghệ thuật bận rộn, nhưng cô luôn thấy vui vì được cống hiến hết mình cho công việc mình yêu thích.

Cô Thùy Chi cũng không quên nhắn nhủ đến các bạn sinh viên của trường và các bạn học sinh chuẩn bị trở thành K16: “Đại dịch Covid-19 đang hoành hành và rất nguy hiểm, các em nhớ giữ gìn sức khỏe và bảo vệ bản thân thật tốt để yên tâm học tập. Còn các em K16 hãy cố gắng chinh phục vũ môn cho kỳ thi sắp tới. Cô sẽ luôn bên các em, cùng các em gìn giữ những giá trị văn hóa của nhạc cụ dân tộc Việt Nam bước ra thế giới. Cùng cô thực hiện sứ mệnh này nhé!”

Là giảng viên giữ nhiệm vụ thổi hồn cho môn nhạc cụ dân tộc, cô Thùy Chi tâm huyết với việc truyền tải những làn điệu truyền thống

Với tình yêu và niềm đam mê với nhạc cụ dân tộc, chúng ta tin chắc rằng cô giáo Thùy Chi sẽ ngày càng tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục và lưu giữ tinh hoa đẹp nhất của hồn dân tộc trong từng lời vàng âm ngọc.

Kelly