Tìm hiểu về ngành Công nghệ Truyền thông qua góc nhìn của giảng viên

Cùng lắng nghe những chia sẻ về ngành Công nghệ truyền thông từ thầy Phạm Bình Dương về ngành Công nghệ Truyền thông tại Trường Đại học FPT. Với 17 năm kinh nghiệm, thầy vẫn miệt mài truyền lửa với mong muốn đóng góp cho sự phát triển của ngành này tại FPTU nói riêng và nền giáo dục Việt Nam nói chung.

Thầy chia sẻ rằng “điều mình tự hào nhất không chỉ là việc giảng dạy mà còn là khả năng truyền cảm hứng cho các đồng nghiệp và nhiều thế hệ sinh viên trong ngành báo chí, truyền thông. Sự trân trọng và tình cảm của các bạn sinh viên chính là tài sản lớn nhất, động lực cho cá nhân tôi và tập thể các thầy, cô trong bộ môn tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa”.

3c6c5f7d4871e92fb060
Thầy Phạm Bình Dương, giảng viên truyền thông trường ĐH FPT Hà Nội.

Trong cuộc trò chuyện với thầy Phạm Bình Dương, một điều vô cùng rõ ràng là triết lý sống “Làm điều mình thích và thích điều mình làm” – một lối sống đơn giản nhưng lại vô cùng sâu sắc. Điều này không chỉ thể hiện qua từng bài giảng, mà còn qua cách thầy truyền đạt niềm đam mê và cảm hứng cho thế hệ trẻ.

Chia sẻ của thầy về tầm quan trọng của ngành Công nghệ Truyền thông?

Truyền thông luôn song hành, là một phần không thể thiếu xuyên suốt lịch sử phát triển của xã hội. Số hoá là xu hướng của mọi hoạt động trên thế giới ngày nay. Công nghệ – truyền thông là hai mặt không tách rời. Truyền thông cần có công nghệ để hiệu quả hơn, ngược lại, công nghệ cần truyền thông để phát triển và tiến hoá. Mối quan hệ này thúc đẩy xã hội phát triển ngày càng nhanh chóng, phục vụ lợi ích của xã hội của chúng ta, giúp biến những ước mơ của con người thành hiện thực. Biến những điều không tưởng thành hiện thực. Ví dụ trước đây chúng ta có bao giờ nghĩ sẽ nói chuyện video trực tiếp với một người cách mình nửa vòng trái đất? Có bao giờ chúng ta nghĩ sẽ được nhìn thấy hình ảnh ghi lại từ sao Hoả?…

Theo thầy, lợi thế khác biệt của sinh viên khi học ngành Công nghệ truyền thông của Trường Đại học FPT?

Tại Trường Đại học FPT, ba điểm được xem như “đặc sản” bao gồm môi trường năng động, khả năng tư duy độc lập, và cơ hội hội nhập quốc tế. Đây là những yếu tố không chỉ góp phần làm nên danh tiếng của trường mà còn tạo điều kiện cho sinh viên phát triển toàn diện, sẵn sàng đối mặt với các thách thức toàn cầu.

Đối với ngành Công nghệ truyền thông tại đây, ba điều mà tôi đánh giá cao nhất có thể kể đến là một môi trường kiến tạo sáng tạo, tư duy đổi mới không ngừng, và việc áp dụng các phương pháp tiên tiến. Những điểm mạnh này không những giúp sinh viên tiếp cận với những kiến thức và công nghệ mới nhất mà còn trang bị cho họ kỹ năng cần thiết để trở thành những nhà lãnh đạo tương lai trong lĩnh vực truyền thông. Trường Đại học FPT thực sự là nơi mà các sinh viên có thể khám phá tiềm năng của bản thân và phát triển những ý tưởng đột phá, góp phần vào sự phát triển không chỉ của ngành mà còn của cả cộng đồng.

125bed4dfa415b1f0250

Có những thách thức nào mà thầy nghĩ sinh viên ngành này cần phải đối mặt trong tương lai?

Ngành truyền thông đầy tính cạnh tranh và thử thách yêu cầu những người làm trong lĩnh vực này phải không ngừng đổi mới và học hỏi. Điều này không chỉ là để theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và phương tiện truyền thông mới mà còn để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường lao động. Những ai không thể thích nghi có thể sẽ phải tìm kiếm những con đường nghề nghiệp khác.

Hơn nữa, công việc trong ngành truyền thông đòi hỏi một mức độ kiên trì và kiên định cao. Người làm truyền thông cần phải theo đuổi một mục tiêu duy nhất và không được bỏ cuộc dù có thể gặp phải nhiều áp lực và thách thức trong công việc. Điều này không chỉ đòi hỏi sự chuyên môn cao mà còn cần có tinh thần thép để vượt qua những khó khăn và thử thách.

Cuối cùng, vấn đề đạo đức nghề nghiệp luôn là một thách thức không nhỏ trong ngành truyền thông. Việc cân bằng giữa việc thu hút khán giả và duy trì sự trung thực, minh bạch đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về các chuẩn mực đạo đức và luật pháp liên quan. Điều này cần được xem xét một cách nghiêm túc và liên tục để đảm bảo rằng nội dung truyền thông không chỉ hấp dẫn mà còn phải có trách nhiệm với xã hội.

Ngành Công nghệ truyền thông của Trường Đại học FPT có 2 chuyên ngành là Truyền thông Đa phương tiện và Quan hệ công chúng, vậy thì những chuyên ngành này có điểm gì đặc biệt mà thầy muốn nhấn mạnh?

Chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện trong những năm qua không ngừng lớn mạnh và phát triển khẳng định là một trong những ngành mũi nhọn của Trường Đại học FPT. Chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện đã được nhiều phụ huynh, học sinh tin tưởng và thực tế chứng minh phần lớn các em sinh viên theo học chuyên ngành có việc làm ngay sau khi ra trường. Nhiều bạn có thu nhập ổn định từ công việc bán thời gian cho các công ty truyền thông ngay từ khi còn là sinh viên năm 2, năm 3. Nhân lực tốt nghiệp có chất lượng cao, sẵn sàng tham gia vào thị trường truyền thông đầy tiềm năng với hơn 21,000 vị trí được offer hàng năm trong cả nước đủ thấy sức hút của ngành.

Đặc biệt trong thời gian tới, trường nhấn mạnh vào yếu tố Công nghệ truyền thông, trang bị thêm cho người học các kỹ năng sử dụng công nghệ mới, công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ trực quan truyền thông… để có năng lực mở rộng khả năng trong lĩnh vực truyền thông số còn nhiều “dư địa phát triển”. Làm được điều này phải kể tới đội ngũ cán bộ đào tạo, phát triển chương trình, đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng, đội ngũ chuyên gia, đội ngũ trong ngành có hiểu biết sâu và giàu kinh nghiệm đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc thiết kế chương trình học hiện đại. Sinh viên khi theo học được tham gia nhiều hoạt động truyền thông sáng tạo như tham gia các cuộc thi về truyền thông, tham dự các buổi trao đổi học thuật, buổi nói chuyện chia sẻ với các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực truyền thông số, truyền thông xã hội, làm TVC, nghệ thuật tạo hình và sáng tạo, âm nhạc, điện ảnh… có cơ hội mở rộng thế giới quan và phương pháp làm việc. Tôi tin rằng, với những thế mạnh về công nghệ của trường, với đội ngũ tâm huyết và giàu sức sáng tạo, hai chuyên ngành Truyền thông Đa phương tiện và Quan hệ công chúng có đủ năng lực và sức hút để giúp các bạn sinh viên đạt được ước mơ và cất cánh bay cao.

pr la gi 2

Chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện

Đây là lĩnh vực đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo sinh viên nhờ vào cơ hội việc làm rộng mở ngay cả khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với sự bùng nổ của các nền tảng số và nhu cầu thông tin giải trí ngày càng cao, sinh viên ngành này không chỉ được trang bị kiến thức chuyên môn mà còn được cập nhật những công nghệ mới nhất như trí tuệ nhân tạo và công nghệ trực quan truyền thông.

Chuyên ngành Quan hcông chúng

Chuyên ngành này đào tạo những chuyên gia có khả năng xây dựng và bảo vệ hình ảnh của tổ chức trong mắt công chúng. Sinh viên được học các kỹ năng phân tích chiến lược truyền thông, cũng như được trang bị kiến thức quản trị khủng hoảng, quản trị hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp/tổ chức, quản trị quan hệ của doanh nghiệp/tổ chức với các bên liên quan. Bên cạnh các nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp và hợp tác, sinh viên sẽ được hướng dẫn sử dụng tích hợp các công nghệ truyền thông hiện đại để phân tích nhu cầu thị hiếu của khán giả, vận dụng tích hợp các phương tiện truyền thông. Với sự kết hợp giữa quan hệ công chúng và truyền thông số, cử nhân Công nghệ truyền thông – chuyên ngành Quan hệ Công chúng sẽ trở thành những chuyên gia sẵn sàng cho vai trò quan hệ công chúng ở mọi lĩnh vực, ngành nghề.

Sinh viên cần có những kỹ năng cần thiết gì để phát triển theo theo đuổi ngành Công nghệ truyền thông thưa thầy?

Trong hành trình học tập, có ba kỹ năng thiết yếu mà tôi muốn nhấn mạnh sinh viên nên phát triển để đạt được thành công. Thứ nhất là sự tò mò. Sự tò mò không chỉ đơn thuần là ham muốn biết đến nhiều thứ hơn mà còn là nền tảng để phát triển kỹ năng phản biện. Việc không ngại đặt câu hỏi khiến cho quá trình học tập trở nên sâu sắc hơn, giúp sinh viên không chỉ hiểu biết sâu hơn về một vấn đề mà còn thúc đẩy khả năng nhận thức và giải quyết vấn đề của bản thân.

Thứ hai, kỹ năng tự học và tự đọc là vô cùng quan trọng. Đây là cách thức học tập cơ bản nhưng hiệu quả, giúp sinh viên không chỉ rèn luyện được tư duy nghiên cứu mà còn khám phá ra kiến thức mới một cách chủ động. Quá trình này giúp sinh viên phát triển khả năng tự lập, một yếu tố không thể thiếu trong môi trường làm việc hiện đại.

Cuối cùng, việc kết nối và mở rộng mối quan hệ là yếu tố không kém phần quan trọng. Trong một thế giới ngày càng toàn cầu và liên kết chặt chẽ, những cơ hội nghề nghiệp và phát triển bản thân thường đến từ mạng lưới quan hệ đa dạng. Sinh viên cần chủ động kết nối với bạn bè, giảng viên và các chuyên gia trong lĩnh vực của mình để mở rộng tầm nhìn và tạo dựng các cơ hội mới.

nganh truyen thong quoc te 3

Thầy nghĩ sao về việc áp dụng công nghệ mới, như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường,… vào ngành Công nghệ truyền thông?

Trí tuệ nhân tạo hiện đang được nghiên cứu và ứng dụng nhiều trong lĩnh vực truyền thông. Trong lĩnh vực truyền thông, AI thể hiện cả mặt cạnh tích cực và hạn chế cần có sự kiểm soát của con người. Chúng tôi đang nghiên cứu từng bước đưa các nội dung của AI từ đơn giản tới ứng dụng vào trong chương trình học của ngành Công nghệ truyền thông tại Trường Đại học FPT để đón đầu các xu thế truyền thông mới, bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhấn mạnh yếu tố đạo đức và bản quyền trong việc sử dụng AI vào sản xuất các sản phẩm truyền thông. Thầy Dương Phạm cũng nhấn mạnh rằng, xu hướng phát triển chính của ngành Công nghệ truyền thông trong những năm tới chắc chắn là các nội dung được trải nghiệm bằng thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường.

Dành cho các bạn trẻ 2K6 đang trên bước đường chọn lựa tương lai, thầy Dương khuyên: “Hãy kiên định với ước mơ và kiên trì với mục tiêu của mình. Thế giới ngày nay rất cần những tâm hồn đam mê và không ngừng sáng tạo.”

Với những chia sẻ từ thầy Phạm Bình Dương, hi vọng các bạn học sinh sẽ có thêm động lực và niềm tin để theo đuổi con đường Công nghệ Truyền thông, một ngành học không chỉ đầy thử thách mà còn tràn đầy cơ hội trong tương lai. Đừng ngần ngại, hãy để Trường Đại học FPT là bệ phóng vững chắc cho ước mơ của bạn!

Lộc Nguyễn

Bài viết liên quan