5 ngôn ngữ dành cho người bắt đầu học lập trình

Ngôn ngữ lập trình rất đa dạng, việc lựa chọn ngôn ngữ nào để bắt đầu học thường khiến những người mới theo đuổi lĩnh vực này phải băn khoăn. 

Các ngôn ngữ lập trình đều có mục đích chung là viết ra chương trình máy tính. Về cơ bản những nguyên tắc chung là giống nhau. Nếu bạn học được một ngôn ngữ thì có thể dễ dàng học các ngôn ngữ khác.

Người mới học lập trình nên bắt đầu từ những ngôn ngữ đã được kiểm chứng bền vững như C, C++, Java, Python, sau đó, cân nhắc xem mình muốn xây dựng ứng dụng trong lĩnh vực gì để lựa chọn chuyển sang những ngôn ngữ phù hợp.

Điểm quan trọng khác khi quyết định lựa chọn ngôn ngữ để học chính là hệ thống các thư viện (library) hoặc framework sẵn có của ngôn ngữ đó. Chúng sẽ giúp cho việc phát triển ứng dụng thuận lợi hơn nhiều, giúp bạn tránh được việc phải sáng tạo lại.

Dưới đây là 5 ngôn ngữ lập trình những người mới học có thể tham khảo.

Java

Ngôn ngữ Java của hãng Oracle là một trong những ngôn ngữ lập trình có chỗ đứng bền bỉ và tầm ảnh hưởng rộng lớn. Bạn sẽ tìm thấy Java tại lõi của các ứng dụng trong và ngoài môi trường web, trên các nền tảng, hệ điều hành và các thiết bị khác nhau.

Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, có đặc trưng dựa trên lớp (class-based), được thiết kế để hoạt động được trên nhiều nền tảng. Nhược điểm của ngôn ngữ này là khó nắm bắt để lập trình một cách hiệu quả và năng suất.

Java nổi tiếng với đặc trưng hướng đối tượng và ứng dụng để giải quyết bài toán hệ thống. Học ngôn ngữ Java phải đến mức nâng cao mới sát với các bài toán thực tế. Khi đó, bạn sẽ biết cách phân tích hệ thống, giải quyết các bài toán lớn như bài toán quản lý, tự động hoá luồng thông tin.

Ruby

Ruby được thiết kế có cú pháp dễ đọc và dễ viết đối với mọi người, mà không cần thiết phải học một số lượng lớn những dòng lệnh và những “từ điển” chuyên biệt khi mới bắt đầu. Bản thân ngôn ngữ này là hướng đối tượng, nó cũng hỗ trợ lập trình thủ tục, chức năng và mệnh lệnh (imperative) – một trong những yếu tố khiến nó linh hoạt.

Ruby nổi tiếng là ngôn ngữ lập trình dễ học. Các chuyên gia công nghệ cho rằng Ruby được ưa thích bởi tính dễ hiểu, dễ học và dễ đọc

Python

Python thường được sử dụng và xem như một ngôn ngữ kịch bản, cho phép các lập trình viên tạo ra một số lượng lớn code dễ đọc trong khoảng thời gian ngắn. Nhưng nó cũng là ngôn ngữ năng động, hỗ trợ hướng đối tượng, thủ tục và có phong cách lập trình chức năng như những ngôn ngữ khác. Nhờ tính mềm dẻo Python là một trong những ngôn ngữ lập trình bậc cao được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Python dường như là ngôn ngữ lập trình của tương lai, bởi các cuộc cách mạng về công nghệ như machine learning, trí tuệ nhân tạo hay Big Data đều sử dụng ngôn ngữ này.

C và C++

Ngôn ngữ này được sử dụng rộng rãi từ video games đến các phần mềm thương mại. Cả C và C++ hầu như là những ngôn ngữ nền tảng nhất trong khoa học máy tính và lập trình.

JavaScript

JavaScript là một trong những công nghệ nền tảng mà web dựa trên đó. Ngôn ngữ này cung cấp cho các lập trình viên sự mềm dẻo để sử dụng phong cách lập trình hướng đối tượng (bản thân ngôn ngữ này hầu như là hướng đối tượng) cũng như là hướng chức năng và mệnh lệnh. Nó tiếp nhận nhiều cú pháp từ ngôn ngữ C. Nếu bạn lên kế hoạch để phát triển cho web, thì việc học JavaScript là cần thiết.

Theo các chuyên gia, thành thạo các ngôn ngữ lập trình là bước đệm cơ bản để bạn bắt đầu con đường nghề nghiệp. Tuy nhiên, để có hướng đi rõ ràng trong ngành công nghệ thông tin, bạn cần trau dồi tư duy lập trình vì đây mới là yếu tố giúp bạn đạt được thành công trong nghề. Tư duy lập trình được hình thành và phát triển trong thời gian người học trải nghiệm tiếp nhận ngôn ngữ. Do đó, càng thực hành nhiều người học càng phát triển về tư duy.

Tư duy lập trình có ở khắp mọi nơi, bạn học được nhiều hay ít tuỳ vào kỹ năng quan sát và học hỏi của từng người. Bạn có thể học lập trình tại nhiều cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, để vừa học ngôn ngữ, vừa nâng cao tư duy lập trình, bạn nên chọn những môi trường học ưu tiên thực hành, có sự hỗ trợ của nhiều chuyên gia trong nghề.

Tại Đại học FPT, ngoài nắm chắc lý thuyết, sinh viên còn được thực hành bằng các dự án thực, đồng thời được kèm cặp và học hỏi tư duy lập trình từ những chuyên gia trong ngành. Đấy là chưa kể tới những cuộc thi lập trình luôn được tổ chức; những CLB được xem là sân sau cho dân lập trình, vừa giúp các bạn trẻ trao đổi, trau dồi, bổ sung kiến thức môn học cùng nhau, vừa cùng nhau học thêm những ngôn ngữ mới, đồng thời là nơi để các bạn “luyện tay nghề” từ những project của lớp học cho đến những dự án thực khi nhóm mang về từ các công ty, doanh nghiệp. Nổi bật như: CLB Kỹ sư phần mềm Nhật Bản JSCLB F-Code, CLB FPT Web Developers. Hoàn thành chương trình học, sinh viên được nhận bằng Kỹ sư phần mềm của ĐH FPT.

Theo VNE